Hà Nội ban hành Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)

Để xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố sẽ nghiên cứu, điều tra, khảo sát đề xuất cơ chế, chính sách vuột trội xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật tại một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và một số thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Luật Thủ đô: Cơ chế, chính sách mới phải bảo đảm tính khả thi, ưu việt hơn Hà Nội đề xuất 16 nhóm chính sách trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Hà Nội ban hành Kế hoạch nghiên cứu, đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi)
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội góp ý xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). (Ảnh: Phương Ngân)

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 98/KH-UBND về nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022.

Kế hoạch được ban hành nhằm tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi. Phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan Trung ương và các tỉnh trong Vùng Thủ đô tổ chức soạn thảo, lấy ý kiến hồ sơ xây dựng Dự án Luật.

Tiếp tục theo dõi, đánh giá thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết, kịp thời đề xuất, kiến nghị các nội dung bổ sung hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô thuộc thẩm quyền bảo đảm phù hợp tình hình phát triển của Thủ đô.

Đồng thời, rà soát cơ chế chính sách liên quan đến Thủ đô, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế, chính sách xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về Thủ đô. Bảo đảm xác định nội dung công việc, phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); bảo đảm sự phối hợp giữa UBND thành phố Hà Nội với Bộ Tư pháp, các bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh trong Vùng Thủ đô trong tổ chức các hoạt động.

Để xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Tổ Công tác Luật Thủ đô của Thành phố sẽ nghiên cứu, điều tra, khảo sát đề xuất cơ chế, chính sách vuột trội xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật tại một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và môt số thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị.

Đồng thời, tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài, hội thảo phục vụ việc xây dựng cơ chế, chính sách sửa đổi Luật trong năm 2022; đánh giá tác động của chính sách với đề nghị xây dựng Luật; tổ chức các hội thảo lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý...

Về theo dõi thi hành Luật Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 sẽ tập trung vào các nội dung: Tiếp tục theo dõi, đánh giá thi hành Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết; tổ chức rà soát các quy định Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết thi hành; điều tra, khảo sát, thu thập thông tin tình hình thi hành Luật Thủ đô; tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm đánh giá tình hình thi hành Luật Thủ đô…

UBND Thành phố lưu ý, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật.

UBND Thành phố cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên, các Ban xây dựng Đảng của Thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, các ban của Hội đồng nhân dân Thành phố, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư phối hợp thực hiện các nội dung tại kế hoạch này.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động