Hà Nội ban hành tiêu chuẩn chọn đại biểu Hội đồng nhân dân khóa mới
Về tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương như: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV ấn nút thông qua một số nghị quyết chuyên đề tại Kỳ họp thứ 18 |
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Thành ủy Hà Nội yêu cầu, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; "Nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ ( nam sinh từ tháng 2/1966, nữ sinh từ tháng 1/1971 trở lại đây); có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Thành ủy Hà Nội lưu ý: Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ theo quy định của thành phố Hà Nội và các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể.
Về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phải có trình độ đại học trở lên. Về chức vụ: Ở cấp Thành phố, cán bộ ứng cử phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là Thành ủy viên trở lên (trong đó có 1 đồng chí là Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố trở lên; Cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ Phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành Thành phố trở lên và được quy hoạch Phó Giám đốc sở hoặc tương đương trở lên.
Ở cấp quận, huyện, thị xã: Cán bộ ứng cử Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách quận, huyện, thị xã phải là ủy viên ban chấp hành đảng bộ quận, huyện, thị xã; giữ chức vụ trưởng phòng hoặc tương đương trở lên, đã được quy hoạch phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã trở lên. Cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã phải giữ chức vụ phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên và được quy hoạch trưởng phòng hoặc tương đương trở lên. Cán bộ ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận, huyện, thị xã phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 5 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương trở lên của quận, huyện, thị xã. Đối với những người dự kiến bố trí làm trưởng các ban Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%
Tin khác
Tổ chức các phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp
Chỉ đạo - Điều hành 27/11/2024 15:48
Truy tố cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và đồng phạm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 21:52
Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 sắp diễn ra tại Hà Nội
Thủ đô 26/11/2024 21:52
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 19:28
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 18:15
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm
Nhịp sống Thủ đô 26/11/2024 10:00
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 22:00
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tiếp Đoàn đại biểu Tổng Công hội Bắc Kinh
Nhịp sống Thủ đô 25/11/2024 16:34
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37