Hà Nội: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 236 cán bộ chủ chốt

Ngày 11/8, tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2022 (lớp thứ 2). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dự và phát biểu chỉ đạo.
Hà Nội: Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập Chốt thời gian hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 Hội thi tìm hiểu Nghị quyết số 15: Thí sinh ở huyện Quốc Oai giành giải Nhất tuần 1 vòng sơ khảo

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Kế hoạch số 95-KH/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý năm 2022, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dành cho cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý năm 2022.

Đây là lớp thứ hai trong tổng số 3 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức được Thành ủy tổ chức trong tháng 8/2022, gồm 236 học viên.

Hà Nội: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 236 cán bộ chủ chốt
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại lễ khai giảng. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Nhấn mạnh những quan điểm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong đó đã khẳng định: Có làm tốt công tác đào tạo cán bộ mới có thể có những cán bộ tốt phục vụ Đảng, phục vụ chế độ và nhân dân, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, vận dụng tư tưởng của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, coi việc “huấn luyện” cán bộ là việc làm quan trọng, thường xuyên, liên tục.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, Thành ủy Hà Nội đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, thành phố Hà Nội đã chủ động tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với nhiều giải pháp căn cơ, mang tính đột phá, đổi mới phù hợp với đòi hỏi thực tiễn; nhờ đó, chúng ta đã xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ Thành phố đến cơ sở cơ bản đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị và nhiệm vụ chung của Thành phố.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến, kế thừa và phát huy những kết quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng bộ thành phố trong những nhiệm kỳ qua, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Thành ủy Hà Nội khóa XVII đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ, cùng với đó đã ban hành các quy chế, quy định, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2022-2025 và hằng năm; tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị quyết số 04-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội.

Khóa bồi dưỡng được tổ chức khi Bộ Chính trị vừa mới ban hành và tổ chức quán triệt, triển khai Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5/5/2022 “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến yêu cầu về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có năng lực, trình độ cao, chuyên nghiệp, có bản lĩnh, phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có ý chí vươn lên, khát vọng cống hiến cho sự nghiệp phát triển Thủ đô”.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các đồng chí học viên nhận thức rõ trách nhiệm của mình, nghiêm túc học tập, lắng nghe đầy đủ, với tinh thần khiêm tốn, cầu thị; tuyệt đối chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của lớp học; phát huy tính chủ động, tự giác trong học tập, nghiên cứu theo sự gợi mở, định hướng của các báo cáo viên, biến quá trình học thành quá trình tự học, tự nghiên cứu. Trong quá trình học tập cần lưu ý gắn lý luận với thực tiễn, gắn tài liệu, sách vở với thực tiễn sinh động; chủ động trao đổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, bổ sung cho nhau và giúp nhau cùng tiến bộ, phấn đấu hoàn thành khóa học với kết quả cao nhất.

Hà Nội: Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 236 cán bộ chủ chốt
Quang cảnh lễ khai giảng. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng mong muốn, các đồng chí học viên sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng tiếp thu được trong khóa học vào thực tiễn công việc của mình để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; đồng thời đề nghị Ban Tổ chức Thành ủy, Ban quản lý lớp học xây dựng và tổ chức thực hiện chặt chẽ các nội quy, quy chế của lớp học; chỉ đạo, theo dõi, đánh giá, rút kinh nghiệm để tổ chức lớp học này và các lớp sau tốt hơn.

Đối với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, cần làm tốt công tác tổ chức quản lý, tạo điều kiện về mọi mặt cho học viên trong suốt thời gian tổ chức lớp học. Các quận, huyện, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, các đơn vị quan tâm phân công, tạo điều kiện để cán bộ tham gia hoàn thành tốt yêu cầu của khóa học.

Theo chương trình, các học viên tham gia khóa bồi dưỡng sẽ được nghiên cứu 6 chuyên đề về: Tình hình kinh tế xã hội trong nước, quốc tế và Thủ đô năm 2022, dự báo trong thời gian tới; đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị theo tinh thần Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế với thể chế chính trị theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII; Về văn hóa trong lãnh đạo, quản lý và văn hóa quản lý ở Thủ đô Hà Nội hiện nay; Quá trình chuyển đổi số quốc gia và thực tiễn ở địa phương; Cục diện thế giới hiện nay, đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.

Đây là những nội dung rất quan trọng nhằm nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, tư duy lãnh đạo, quản lý, điều hành và khả năng hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội,… cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Thành phố.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

200 đoàn viên, người lao động khối trường mẫu giáo và mầm non tham gia hiến máu tình nguyện

Mỗi giọt máu tình nguyện cho đi không chỉ đơn thuần là cứu người mà còn là trách nhiệm, tấm lòng yêu thương, sẻ chia của đoàn viên, người lao động quận Ba Đình; qua đó tiếp thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Vì sao Kim Ngân 1 xứng danh khu phố “hội hè” tại đô thị Sun Group Hà Nam?

Những đại lộ thênh thang rực sáng ánh đèn, ngập tràn sắc màu biển hiệu, dòng người tấp nập, quán cà phê không vơi bóng khách… từ lâu đã là “điểm nhận diện” của các đô thị hoa lệ trên thế giới. Sắp tới, không khí sôi động, phồn hoa ấy sẽ hiện diện tại khu phố Kim Ngân 1, đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam.
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin khác

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Huyện Mỹ Đức sẽ thành lập 4 đơn vị hành chính cấp xã mới

Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, trình Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, phê duyệt.
Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng dự kiến còn 3 đơn vị hành chính phường

Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) hiện có 15 phường, theo dự kiến sắp tới quận sẽ sắp xếp còn 3 đơn vị hành chính phường gồm Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Xem thêm
Phiên bản di động