Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới
Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới Nông thôn mới, sức sống mới, diện mạo mới Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới |
Vẹn nguyên những giá trị văn hóa
Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Sự hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội không chỉ thể hiện qua lối sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn được thể hiện qua phong cách sống, phong cách sinh hoạt.
Nếu người Huế kín kẽ, người Sài Gòn phóng khoáng thì người Hà Nội lại nổi tiếng với sự thanh lịch, hào hoa.
Đường phố Hà Nội trang hoàng rực rỡ trong những ngày kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. |
Trong những năm tháng chiến tranh và thời kỳ bao cấp, người Hà Nội vẫn giữ được sự thanh lịch trong lời ăn tiếng nói, trong trang phục và trong cách cư xử. Người dân Thủ đô vẫn ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống, đặc biệt những nét văn hóa truyền thống như lễ hội, kiến trúc.
Hình ảnh những người phụ nữ thướt tha bên tà áo dài, người đàn ông lịch lãm trong chiếc áo sơ mi trắng bên hồ Hoàn Kiếm vẫn là biểu tượng của nét đẹp Hà Nội.
Sau 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh đến thời kì bao cấp và mở cửa, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, sau khi mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào thế giới từ những năm 1986, Hà Nội đã dần chuyển mình và trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước.
Người Hà Nội hôm nay nhanh nhạy nắm bắt, không ngừng học hỏi để hòa nhịp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và dù trải qua nhiều năm tháng, nhiều sự thay đổi, nhưng người Hà Nội vẫn giữ được phong thái tinh tế, thanh lịch. Văn hóa, giáo dục tri thức vẫn luôn được coi trọng trong đời sống hàng ngày.
Các di sản văn hóa như Tháp nước Hàng Đậu, chợ Đồng Xuân, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội với 36 phố phường, những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm, những làng nghề và những nét đẹp văn hóa truyền thống luôn là niềm tự hào của người Hà Nội, được gìn giữ qua nhiều thế hệ.
Tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới
Vượt qua những khó khăn, thử thách, sau 70 năm, đến nay Hà Nội đã trở thành một Thành phố lớn của cả nước với cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, trung tâm công nghiệp hiện đại với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các trung tâm công nghệ cao; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Trải qua thời gian, ngày nay người Hà Nội vẫn đã và đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống. |
Sự thay đổi của Hà Nội đã đem đến niềm tự hào cho mỗi công dân Thủ đô. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên tôi cảm nhận sự khác biệt rõ rệt của Thủ đô. Năm 1954, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, đa số người dân sống trong các khu nhà cấp bốn thì nay đã được thay thế bằng các tòa nhà cao tầng, chung cư hiện đại, khu biệt thự liền kề. Giao thông thời đó chủ yếu là xe đạp, xe lam, đường phố nhỏ hẹp chủ yếu là đường đất thì nay các công trình, dự án giao thông hiện đại như đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4 đang thi công, đường sắt Cát Linh - Hà Đông,… Những sự thay đổi đó đã tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho Thủ đô”.
Ngày 16/7/1999, thành phố Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển đô thị của Thành phố. Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội đã định hướng phát triển theo mô hình thành phố sáng tạo, thúc đẩy các dự án liên quan đến công nghệ, giáo dục, văn hóa.
Ngoài ra, Thành phố cũng chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phát triển giao thông xanh và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của người dân.
Bà Nguyễn Thị Hòa (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) cho hay: “Ngày nay, Hà Nội không chỉ phát triển về quy mô mà còn thay đổi về hạ tầng đô thị. Bên cạnh các trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm với nhiều công trình vẫn giữ được nét cổ kính thì các một số quận như Cầu Giấy, Hà Đông, Đông Anh lại phát triển thành những khu đô thị hiện đại. Quản lý đô thị, trật tự xã hội có nhiều chuyển biến, như hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh tạo cảnh quan đồng bộ cho các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô.
Các mô hình thôn, xã thông minh đã đưa các thôn, xã trở thành “miền quê đáng sống”, đời sống của nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao”.
Múa rồng - nét đẹp văn hóa của vùng đất Thăng Long. |
Song song với quá trình hiện đại hóa, hội nhập và phát triển, Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, di sản văn hóa. Các công trình cổ kính như Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được đầu tư phát triển, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách mỗi khi ghé thăm Thủ đô.
Những hoạt động văn hóa như lễ hội truyền thống, các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm giới thiệu các làng nghề, nghề thủ công đều được duy trì và khôi phục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo ra nét đặc trưng riêng có của Hà Nội.
Sự phát triển của Hà Nội không chỉ nằm ở những con số của kinh tế, mà còn hướng tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, nơi mà con người được hưởng một cuộc sống an toàn, trong lành.
Trong thời gian tới, ngoài hệ thống các giải pháp đã triển khai, Hà Nội sẽ chú trọng đến việc phân bố hài hòa các không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô. Song hành với đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển, mở rộng hệ thống giao thông công cộng gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với giao thông xanh,…
Những thành tựu mà Hà Nội đã đạt được có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Nhìn lại quá trình trong 70 năm qua, Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, đổi mới sáng tạo, là biểu tượng của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa những nét truyền thống và sự đỏi mới, sáng tạo.
Hà Nội ngày xưa, bây giờ và mãi về sau, sẽ luôn phát huy được bản lĩnh, khí phách của Thủ đô ngàn năm văn hiến và anh hùng.
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên đoàn Lao động huyện Đông Anh triển khai hiệu quả hoạt động công đoàn năm 2024
Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt nặng đã khiến nhiều người biết "sợ"
Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe
Tỷ giá USD hôm nay (6/1): Ghi nhận sự ổn định trên thị trường trong nước
Giá vàng hôm nay (6/1): Tương đối ổn định
Công an Hà Nội trực 100% quân số sau trận chung kết lượt về giữa Việt Nam và Thái Lan
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Tin khác
Thường Tín: Nhiều thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật
Nhịp sống Thủ đô 04/01/2025 18:55
Năm 2025: Thành phố Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu Luật Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 04/01/2025 16:50
Các phường, xã mới sau sắp xếp: Hoạt động ổn định, nghiêm túc
Nhịp sống Thủ đô 03/01/2025 21:18
Thay đổi mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
Chỉ đạo - Điều hành 03/01/2025 21:02
Giải quyết dứt điểm vướng mắc của 3 dự án tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 03/01/2025 18:55
Phố Hàng Mã "thay áo" đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Nhịp sống Thủ đô 03/01/2025 16:14
Tăng cường tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông
Nhịp sống Thủ đô 03/01/2025 16:10
Phụ nữ chung sức, đồng lòng xây dựng Thủ đô phát triển thịnh vượng
Nhịp sống Thủ đô 03/01/2025 14:48
Nét mới ở Hội hoa Xuân Ất Tỵ - quận Tây Hồ năm 2025
Thủ đô 03/01/2025 13:29
Hà Nội thực hiện đột phá về chuyển đổi số
Chỉ đạo - Điều hành 03/01/2025 12:09