Hà Nội: Các hội quần chúng góp phần tạo đồng thuận xã hội
Tổ chức hội đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển
Ngày 1/7, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng “Đề án nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” và “Đề án Quy chế hoạt động của các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ” (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Đề án 103) đã làm việc với Thành ủy Hà Nội.
![]() |
Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng phát biểu tại buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành cho biết, trên địa bàn Thành phố có trên 3.711 hội quần chúng, trong đó có 159 hội hoạt động trong phạm vi Thành phố; 347 hội hoạt động trong phạm vi quận, huyện, thị xã; 3.205 hội hoạt động trong phạm vi xã, phường, thị trấn. Các tổ chức hội rất đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng quần chúng và đóng góp vào sự phát triển của Thủ đô.
Theo đồng chí Trịnh Huy Thành, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trên phạm vi Thành phố có 19 hội; hoạt động trên phạm vi quận, huyện, thị xã có 143 hội; hoạt động trên phạm vi xã, phường, thị trấn có 1.552 hội. Đối với các Hội được giao biên chế, ngân sách Thành phố cấp theo số biên chế và hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động đối với nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, các Hội đều được bố trí trụ sở, văn phòng làm việc.
Về công tác quản lý nhà nước đối với các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, đồng chí Trịnh Huy Thành thông tin, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác này; Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động, giao Sở Nội vụ chịu trách nhiệm trong việc tham mưu, thống nhất quản lý nhà nước về hội trên địa bàn Thành phố.
“Phần lớn các hội đều xây dựng Điều lệ hội được UBND Thành phố và cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật về Hội...”, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội cho biết.
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu tại buổi làm việc |
Theo đánh giá của Thành ủy Hà Nội, hoạt động của các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trên địa bàn Thành phố, trong những năm vừa qua, đã có những đóng góp đáng kể trong việc thực hiện thành công các nhiệm vụ chính trị của Thành phố và các địa phương trên địa bàn, góp phần không nhỏ vào việc ổn định tình hình chính trị, an ninh trật tự, an sinh xã hội, thúc đẩy sự phát triển chung của Thủ đô trên tất cả các lĩnh vực xã hội, đối ngoại nhân dân và đóng góp tích cực xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đặc biệt là trong thời gian dài chịu ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Trịnh Huy Thành, một số hội hoạt động còn mang tính hình thức, khả năng thu hút hội viên còn thấp; còn thụ động trong việc tạo nguồn kinh phí hoạt động... Từ thực tiễn đặt ra, Thành ủy Hà Nội đã nêu 4 bài học kinh nghiệm, 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trong thời gian tới và 3 kiến nghị, đề xuất với đoàn công tác Trung ương.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý nhà nước
Tại buổi làm việc, thành viên đoàn công tác và đại diện các sở, ngành Thành phố, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đã trao đổi, thảo luận, chia sẻ về tổ chức, hoạt động, những kết quả đạt được, những vấn đề còn bất cập, hạn chế cũng như kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động trong thời gian tới.
![]() |
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Trịnh Huy Thành báo cáo tại buổi làm việc |
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến khẳng định, buổi làm việc của Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Đề án 103 với Thành ủy Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thực hiện các chủ trương mới của Trung ương liên quan đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tăng cường thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cho biết, trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội đặc biệt quan tâm, tăng cường lãnh đạo đối với hoạt động của các hội quần chúng; ngay từ năm 2013, Thành ủy Hà Nội đã có Thông tri số 10, UBND Thành phố có Quyết định số 34-QĐ/UBND, quy định rõ về tổ chức và hoạt động của các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung vào năm 2021...
Đánh giá cao hoạt động của các hội quần chúng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho rằng, các hội quần chúng cơ bản thực hiện tốt nhiệm vụ Thành phố giao, góp phần xây dựng, tạo sự đồng thuận xã hội để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, những nhiệm vụ của Nhà nước cũng như tham gia góp ý xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội khẳng định, trong thời gian tới, Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các hội quần chúng; tiếp tục cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương trong công tác này; chỉ đạo UBND Thành phố tiếp tục tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội quần chúng.
Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các hội quần chúng, thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến kiến nghị Trung ương nên ban hành một Quy chế mẫu đối với các hội quần chúng; nghiên cứu sửa Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội...
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc |
Nhấn mạnh những kết quả đạt được tại buổi làm việc với Thành ủy Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xây dựng các đề án, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng cũng bày tỏ ấn tượng đối với sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để các hội quần chúng hoạt động hiệu quả.
Đồng chí Phạm Tất Thắng mong muốn, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các hội quần chúng hoạt động hiệu quả hơn nữa, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương cũng đề nghị Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo, gửi về đoàn công tác, trong đó, nêu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và quy chế hoạt động của các hội quần chúng trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Lan tỏa mạnh mẽ giá trị văn hóa Hồ Chí Minh

Toàn văn phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội hoàn thành kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động cấp cơ sở

Tiếp tục triển khai hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

LĐLĐ quận Tây Hồ tuyên truyền về công tác dân số tới đoàn viên

TP.HCM: Tạm dừng thi tuyển công chức, viên chức
Tin khác

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù
Nhịp sống Thủ đô 12/04/2025 14:40

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy
Chỉ đạo - Điều hành 12/04/2025 07:04

Xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại các bãi sông phải phù hợp với quy hoạch Thủ đô
Luật Thủ đô 2024 11/04/2025 05:33

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng
Nhịp sống Thủ đô 10/04/2025 16:31

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản
Chỉ đạo - Điều hành 10/04/2025 16:30

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí
Thủ đô 10/04/2025 13:41

Báo chí Thủ đô cần tuyên truyền dễ nhớ, dễ hiểu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Chỉ đạo - Điều hành 09/04/2025 15:31

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng
Nhịp sống Thủ đô 09/04/2025 12:11

Trung tâm Phục vụ hành chính công: Tái định nghĩa cách thức chính quyền phục vụ nhân dân
Chỉ đạo - Điều hành 08/04/2025 21:51

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động
Nhịp sống Thủ đô 08/04/2025 21:35