Hà Nội: Chợ, siêu thị hàng hóa dồi dào, người dân nhộn nhịp sắm Tết

Ngày 10/2, ngày nghỉ chính thức đầu tiên của Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lượng người đi mua sắm tại Hà Nội tăng hơn ngày thường. Theo ghi nhận của phóng viên, lượng hàng hóa tại các siêu thị, chợ dân sinh rất dồi dào. Đặc biệt, các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục được siết chặt, đa số người dân đều đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và hợp tác trong việc đo thân nhiệt.
Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, bến xe vắng lặng lạ thường Hà Nội: Thường trực 24/24 giờ trong các ngày nghỉ Tết sẵn sàng phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội chuẩn bị 2 phương án dạy học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán

Siêu thị dồi dào hàng hóa

Tại siêu thị Vinmart Royal City từ sáng sớm, khách hàng đã tấp nập mua sắm với lượng hàng hóa dồi dào chật kín các kệ. Thu hút người dân hơn cả là các quầy rau, củ, trái cây, thịt, cá. Chị Nguyễn Thị Quỳnh, Khu đô thị Royal City cho biết, thời gian gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chị thường mua lượng hàng đủ dùng cho 2-3 ngày để giảm số lần tới nơi công cộng. Hàng hóa nhiều nên không nhất thiết phải tích trữ.

Hà Nội: Chợ, siêu thị hàng hóa dồi dào, người dân nhộn nhịp sắm Tết
Siêu thị tấp nập người dân đến mua hàng.

Theo chị Quỳnh, giá các mặt hàng hôm nay không thay đổi so với các ngày khác, chủng loại rất phong phú, nhiều mặt hàng còn chạy chương trình giảm giá.

Tại siêu thị này, có nhiều mặt hàng giảm giá, như dâu tây Hàn Quốc giảm từ 159.000 đồng còn 139.000 đồng/kg, các loại thịt lợn nhập cũng giảm giá từ 34 – 38%, thực phẩm vùng miền giảm 5%; gạo giảm giá 35%, Bánh gạo Richy giảm 28%...

Lượng khách tới mua sắm tại siêu thị Aeon Mall Long Biên cũng đông hơn ngày thường. Mặt hàng được nhiều người lựa chọn là các loại rau củ, thịt, cá và hàng khô. Chị Đoàn Kim Liên, Hai Bà Trưng cho biết, chị tới siêu thị Aeon để mua mực tươi, cá hồi về đổi món cuối tuần.

“Giá các mặt hàng không tăng, hàng hóa rất phong phú, tôi còn mua được các loại rau mùa hè như rau dền, mướp, mồng tơi rất ngon. Những ngày qua, qua thông tin trên báo, đài và từ thực tế các siêu thị, tôi thấy không thiếu hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân”, chị Liên cho biết.

Tại siêu thị Big C Thăng Long sáng nay, lượng khách cũng tăng hơn ngày thường song lượng hàng hóa luôn đầy các kệ, giúp người dân thoải mái lựa chọn.

Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, các siêu thị còn siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch. Tại các cửa vào luôn có 1-2 nhân viên đo thân nhiệt, chủ động xịt nước rửa tay khô cho khách hàng, nhắc nhở người tới mua sắm đeo khẩu trang. Nhân viên lau dọn sàn, lan can… liên tục, bảo đảm môi trường sạch sẽ.

Hà Nội: Chợ, siêu thị hàng hóa dồi dào, người dân nhộn nhịp sắm Tết
Nhu cầu mua sắm Tết của người dân đang dần trở lại bình thường

Giá các mặt hàng chợ dân sinh vẫn ổn định

Theo khảo sát của phóng viên, không khí mua sắm của người dân tại các chợ dân sinh ở các quận: Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng... diễn ra bình thường, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định.

Tại chợ Nguyễn Công Trứ tiểu thương buôn bán bình thường. Các mặt hàng được người dân mua sắm nhiều vẫn là thịt các loại, cá, trứng. Tiểu thương và người mua hàng tại chợ đều đeo khẩu trang đúng cách. Chị Nguyễn Thị Giang, phường Nguyễn Trãi cho biết, giá thịt lợn vẫn ổn định từ 80.000 – 100.000 đồng/kg tùy loại; rau, củ, quả cũng không tăng giá so với những ngày trước.

Hà Nội: Chợ, siêu thị hàng hóa dồi dào, người dân nhộn nhịp sắm Tết
Thời tiết đẹp cũng là điều kiện thuận lợi để người dân đi mua sắm nhiều hơn

Tại chợ Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, lượng người bán giảm so với ngày thường nhưng hàng hóa vẫn tràn ngập, giá cả ổn định. Bà Nguyễn Thị Thảo, Giáp Nhất, Thanh Xuân cho biết: "Sáng nay, thời tiết đẹp, tôi tranh thủ ra chợ mua các loại thực phẩm Tết cho gia đình. Mặc dù dịch Covid-19 có nhiều diễn biến mới, nhưng suốt thời gian qua, tôi chưa thấy ngày nào hàng hóa khan hiếm. Ngoài ra, các chủ cửa hàng cũng thông tin là nguồn cung hàng hóa dồi dào, nên chúng tôi rất yên tâm, chỉ mua đủ dùng hằng ngày".

Trong khi các mặt hàng như thịt lợn, thịt bò, rau xanh được nhiều người chọn mua thì hàng bán thịt gia cầm, cá, hải sản vắng khách. Theo một tiểu thương tại chợ Ngã Tư Sở, lượng hàng bán giảm đi nhiều vì các nhà hàng đóng cửa hết nên chị không bán buôn được, trong khi khách mua lẻ thường chỉ mua đủ dùng.

Tuấn Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động