Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Trước khi bão số 3 đổ bộ đất liền, thành phố Hà Nội đã thực hiện các biện pháp ứng phó với bão. Trong đó, di dời hơn 200 người dân khu vực nguy hiểm tránh bão; rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất.
Cập nhật thông tin về ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến lưới điện Chủ động ứng phó với các tình huống xảy ra trong sản xuất và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Chiều 7/9, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có báo cáo Thường trực Thành ủy về công tác ứng phó bão số 3 (tính đến 16 giờ ngày 7/9).

Chủ động các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão

Theo Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, về diễn biến của bão số 3, dự báo đêm 7/9, trên địa bàn Hà Nội có gió mạnh cấp 4, cấp 5, sau tăng lên giật cấp 9, cấp 10. Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ chiều tối đến đêm 7/9.

Về lượng mưa, xuất hiện mưa diện rộng từ chiều ngày 6/9/2024, tính đến 7 giờ ngày 7/9/2024, lượng mưa phổ biến từ 10mm đến dưới 50mm, cá biệt có Mỹ Đức (điểm đo tự động tại UBND) 63mm, Sơn Tây (trạm khí tượng) là 60,2mm, Ba Vì 50,8mm (trạm khí tượng). Lượng mưa từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 7/9 các nơi phổ biến từ 30-50 mm.

Mực nước các sông chính, sông nội địa trên địa bàn Hà Nội đang ở mức thấp, dưới báo động I. Mực nước các hồ chứa nước chính trên địa bàn thành phố đang cao, xấp xỉ mực nước thiết kế và xả tràn. Thời điểm hiện tại, hồ Thác Bà đang mở 2 cửa xả mặt, hồ Hòa Bình mở 1 cửa xả đáy.

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông.

Trên cơ sở nội dung chỉ đạo tại các văn bản, cuộc họp của Trung ương và Thành phố, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó với bão số 3 theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách.

Theo chỉ đạo của sự phân công của Thường trực Thành ủy và Chủ tịch UBND Thành phố, các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo UBND Thành phố, lãnh đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành đã tiếp tục, chủ động tổ chức các đoàn kiểm tra tại các đơn vị, địa bàn trọng điểm, xung yếu kiểm tra, đôn đốc công tác chuẩn bị ứng phó với bão.

Một số địa phương đã và đang được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Ban Chỉ huy Thành phố trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc như: Ba Đình, Chương Mỹ (ngày 6/9), Quốc Oai, Thanh Oai (ngày 7/9)…

Về triển khai ứng phó, khắc phục, ngay khi có các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai bất lợi và các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Một số nhiệm vụ, phương án cụ thể tiếp tục được triển khai gồm: Chỉ đạo vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi; rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định;

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Cây đổ do ảnh hưởng của bão số 3.

Rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu (đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất...) nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất, chú trọng đảm bảo an toàn cho học sinh những ngày đầu năm học mới (chủ động chỉ đạo các trường cho toàn bộ học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ học ngày 7/9).

Kịp thời di dời người dân đảm bảo an toàn

Cùng với đó, theo Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội, một số hoạt động di dời người dân đến nơi an toàn: Ngay trong đêm 6/9/2024, 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (được xây dựng cách đây từ năm 1964, nay đã xuống cấp, thuộc nhóm nguy hiểm cấp C) đã được chính quyền quận Hoàng Mai di dời đến Trường Tiểu học Tân Mai cách đó 300m để đảm bảo an toàn trước khi bão Yagi đổ bộ.

Toàn thể người dân được di chuyển đều đồng thuận; tại nơi ở tạm, chính quyền đã chuẩn bị nhu yếu phẩm thiết yếu như mì tôm, nước uống, chăn chiếu cho người dân. Phường Tân Mai đã thành lập các tổ công tác gồm các ban ngành, đoàn thể để hỗ trợ dân di dời.

Cùng đó, di dời 25 hộ dân (75 nhân khẩu) tại Tập thể 3 tầng khu nhà liên cơ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đến Nhà văn hóa Liên Cơ và khách sạn An Vinh (Pháp Vân, xã Tứ Hiệp).

Tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, đã vận động 46 hộ dân (162 nhân khẩu) khu vực gần bờ sông Hồng đã chủ động sơ tán về nhà họ hàng, người quen, trong đó có 65 công dân đưa về nơi sơ tán an toàn trong trường học; di chuyển 5 công dân (nhà gỗ số 17) về trường học; di chuyển 16 người trên thuyền neo đậu đi tránh trú bão tại nhà người thân.

Tại quận Ba Đình, đã di dời 3 hộ (11 nhân khẩu) tại tòa nhà G6A Thành Công (tòa nhà trong diện xây dựng lại, các hộ dân đã di dời, còn lại 3 hộ kiên quyết không di dời) đến Nhà văn hóa phường và Trường Mầm non Họa Mi.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Sơn Tây di dời tránh bão 2 hộ dân.

Hà Nội: Chủ động ứng phó bão số 3, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường di dời 14 hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm cấp D.

Cây đổ làm nhiều người thương vong

Về tình hình cây đổ, cành gãy và các thiệt hại liên quan, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, tính đến 15 giờ 30 ngày 7/9, có 484 cây đổ, cành gãy, trong đó có 198 cây đổ (quận Hai Bà Trưng 12 cây, Hoàn Kiếm 11 cây, Ba Đình 5 cây, Đống Đa 21 cây, Cầu Giấy 22 cây, Thanh Xuân 21 cây, Long Biên 17 cây, Đại Lộ Thăng Long 57 cây, Hà Đông 5 cây, Hoàng Mai 20 cây, Nam Từ Liêm 5 cây, Bắc Từ Liêm 1 cây, tuyến Hà Nội - Hưng Yên 1 cây) và 286 cành gãy. Ngoài ra, huyện Thanh Trì 39 cây, Ba Vì 11 cây, Đông Anh 7 cây, thị xã Sơn Tây 143 cây (đã được khắc phục), Hoài Đức 1 cây. Đan Phượng 5 cây, Thanh Oai 3 cây, Thường Tín 4 cây (đã được khắc phục), Phúc Thọ 77 cây.

Trong đó, cây đổ đã làm 2 người chết và 7 người bị thương. Cụ thể, trên địa bàn quận Nam Từ Liêm ghi nhận: Chiều ngày 6/9, có 2 người (nam sinh năm 1964 và nữ sinh năm 1968) bị thương do cây đổ tại khu vực đường Tú Mỡ, đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện E. Tuy nhiên, đến 10 giờ ngày 7/9/2024, UBND quận nhận được thông tin: 1 người (sinh năm 1964) đã tử vong tại bệnh viện, 1 người bị thương (sinh năm 1968) đã được cho xuất viện về nhà.

Tại quận Hoàng Mai, có 1 trường hợp cây đổ chiều ngày 6/9 làm 1 người chết (nữ, sinh năm 1983) và 1 người bị thương (nam, sinh năm 1992), cây đổ làm một số phương tiện giao thông trên địa bàn quận bị hư hỏng.

Cây đổ cũng đã làm 5 người khác bị thương: Tại quận Hoàn Kiếm (2 nữ và 1 nam), quận Hai Bà Trưng (1 nữ và 1 nam).

Ngoài ra, cây đổ cũng đã làm một số phương tiện giao thông hư hỏng như: 1 xe ô tô 4 chỗ và 1 xe ô tô khách tại quận Hà Đông, 1 xe máy tại quận Hai Bà Trưng, 2 xe máy tại quận Hoàn Kiếm, 1 xe ô tô quận Long Biên, 1 xe máy và 1 ô tô tại quận Nam Từ Liêm.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động