Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

(LĐTĐ) Trong bối cảnh giãn cách xã hội để thực hiện phòng, chống đại dịch Covid-19, đa số người dân cần nhất là các nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống, sinh hoạt hàng ngày, thì cách nội đô không xa, ở huyện Ứng Hòa "quê hương" phong trào "chiếc gậy Trường Sơn", một trong những “vành đai xanh” của Thủ đô, người dân lại được trao tay "món quà" tinh thần thú vị, đó là sách.
“Giữ lửa” văn hóa đọc trên địa bàn Thủ đô Khơi dậy tinh thần yêu sách trong người dân

Sách trao tay, đọc ngày giãn cách

Huyện Ứng Hòa vào những ngày giãn cách thật yên bình bởi “bức tranh” người người đọc sách, nhà nhà đọc sách đang len lỏi khắp các lũy tre làng. Những hình ảnh như dưới gốc cây cổ thụ xanh mát, những người “tuyến đầu” đang canh gác “vùng xanh” cầm trên tay một cuốn sách đã cũ, đọc say sưa trong buổi trưa hè vắng. Hay đâu đó trong khu vườn nhà mình, những người nông dân đọc sách bên ấm trà quê thơm lừng. Các em học sinh rời xa thiết bị công nghệ, cầm trong tay cuốn sách hay về kỹ năng sống…

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Những người đang canh gác “vùng xanh” tranh thủ đọc sách khi "chốt" vắng

Trong cái căng thẳng đến nghẹt thở của dịch bệnh, ở đâu đó người ta trao nhau những túi nhu yếu phẩm, thì ở nơi đây, những cuốn sách lần lượt được “trao tay” từ thư viện đến nhà dân. Chia sẻ về “món quà” khác lạ trong mùa dịch này, bà Ngô Thị Duệ - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ứng Hòa cho biết, đây là mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” do các cấp Hội Phụ nữ huyện triển khai nhằm mang lại “nhu yếu phẩm tinh thần” cho người dân trong những ngày giãn cách.

Cầm trên tay cuốn sách về “Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản”, bà Lê Thị Thúy Dung (xã Hòa Lâm, huyện Ứng hòa) cho biết, hiện nay, đa số các hộ dân ở xã đang chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nên bà đã đăng ký nhận cuốn sách này để nghiên cứu, tham khảo, tư vấn cho một số hộ về chăn nuôi cá trên địa bàn xã. Không chỉ đọc cuốn “Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản”, bà Dung còn được “trao tay” hai cuốn sách nữa về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ em.

Chia sẻ về những cuốn sách mình đang đọc trong ngày giãn cách, bà Dung cho biết, sách đến với những hộ dân và với gia đình bà trong thời điểm này vô cùng ý nghĩa. Hiện nay, gia đình bà chỉ có hai vợ chồng và một cháu ngoại ở chung. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ năng nuôi dạy trẻ và chăm sóc sức khỏe người già vô cùng bổ ích.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Những cuốn sách lần lượt được trao đến tay người dân

“Qua đọc cuốn sách về chăm sóc trẻ tôi hiểu ra trẻ em bây giờ chăm sóc không giống ngày xưa, cần có chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng khoa học, cùng với đó là tìm hiểu tâm lý trẻ để có cách chăm sóc tốt hơn. Ngoài ra, cuốn sách về chăm sóc sức khỏe cũng rất bổ ích. Hiện nay, do thời tiết thay đổi tôi hay bị viêm thanh quản, còn chồng tôi thì bị bệnh huyết áp, qua đọc sách, tôi đã vận dụng các chế độ ăn, uống, nghỉ ngơi, luyện tập và cách dùng thuốc hàng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Trước đây do công việc bận rộn, tôi không có thời gian để tìm hiểu sâu các vấn đề này. Lúc giãn cách xã hội muốn “giết thời gian” khi ở nhà thì lại không có tài liệu nghiên cứu. May mắn thay khi có chương trình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” bổ ích này”, bà Lê Thị Thúy Dung chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Ứng Hòa Ngô Thị Duệ, những cuốn sách về kỹ năng làm bạn với con được các gia đình đăng ký đọc rất nhiều bởi trước đây, khi con cái đi học, cha mẹ đi làm, đôi lúc cha mẹ mải làm việc không quan tâm nhiều đến suy nghĩ của con cái. Chính vì vậy, khi bỗng nhiên có dịp “giáp mặt nhau” 24/24 giờ, nhiều bậc cha mẹ trở nên bối rối, không hiểu con mình nghĩ gì, cần gì. Những cuốn sách này đã trở thành “cứu cánh”, “hướng đạo sinh” cho nhiều gia đình trong việc ứng xử, làm bạn với con.

Góc sân và khoảng trời

Lúc chúng tôi gọi điện tới, em Lưu Kiều Diễm (học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Ứng Hòa B) cho biết, em đang ngồi ở ban công nhà mình đọc tập thơ “Góc sân và Khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

“Thật lạ là em biết đến cuốn thơ này của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã lâu mà cho đến giờ mới thực sự được nghiền ngẫm. “Góc sân và Khoảng trời” tái hiện một góc nhìn trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ về một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp. Với những quan sát tinh tế cùng sự liên tưởng phong phú và tài năng hiếm có; cỏ cây, loài vật, con người trong thơ Trần Đăng Khoa hiển hiện gần gũi thân thiện và dung dị.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Em Lưu Kiều Diễm tìm thấy "Góc sân và Khoảng trời" của mình trong ngày giãn cách

Có lẽ vậy mà bạn đọc nhiều thế hệ không thể nào quên những bài thơ như Hạt gạo làng ta, Cây dừa, Nghe thầy đọc thơ, Ảnh Bác, Đám cưới bác giun, Mưa, Trăng ơi từ đâu đến,… Trong những ngày giãn cách này, em thật sự cảm nhận được những những điều giản dị của làng quê như con bướm vàng, cái sân, dòng sông, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu… và nhất là ánh trăng của làng quê”, Diễm chia sẻ.

Cô học sinh cũng cho biết, hiện nay trong gia đình em có 4 người, cả nhà đều đọc sách do Chi hội Phụ nữ mang đến tận nhà. Bố mẹ em thì đọc sách lịch sử; còn em thì đọc sách văn học, chủ yếu là tập truyện ngắn, thơ, tạp chí Hoa học trò, Hạt giống tâm hồn. Ở lứa tuổi của em nhiều bạn cũng đăng ký đọc sách Hạt giống tâm tồn để tự trang bị cho mình kỹ năng sống.

Diễm cũng cho biết, em định hướng thi khối C nên việc được đọc sách trong thời gian này cũng là cách để em nuôi dưỡng ngôn từ, nuôi dưỡng tâm hồn với văn học. “Trước đây, chúng em đọc nhiều sách trên mạng, nhưng cũng nhận biết là thông tin trên mạng không được chọn lọc kỹ. Tủ sách của Hội Phụ nữ là những cuốn sách bổ ích được chọn lọc, được nhiều người đọc qua, thấy hay thì quyên góp vào tủ sách. Vì thế em nghĩ rằng việc được cầm cuốn sách trên tay lúc này không chỉ khơi dậy trong giới trẻ văn hóa đọc đang bị mai một mà còn kéo chúng em rời xa thiết bị công nghệ. Hơn nữa, đọc sách còn là cách gắn kết gia đình”, Kiều Diễm chia sẻ thêm.

“Nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

Theo bà Ngô Thị Duệ, nhằm phát huy hiệu quả Tủ sách cộng đồng và phát triển văn hóa đọc, từ ngày 2/8, Hội LHPN huyện Ứng Hòa đã triển khai chương trình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách”, được 29/29 cơ sở Hội hưởng ứng. Sách đã được cán bộ Hội cơ sở trao tận tay người dân trên địa bàn huyện đang bị giãn cách xã hội vì Covid-19 với hơn 20.000 đầu sách. Nội dung sách rất phong phú, từ hiến pháp, pháp luật, lịch sử đến sách văn học, sách nghiên cứu, khoa học, y học, kỹ năng sống. Nguồn sách lấy từ Tủ sách cộng đồng do các Nhà văn hóa thôn tự quản, mỗi Tủ sách có khoảng 1.000 đầu sách.

Bà Duệ cho biết, các Tủ sách có rất nhiều sách nông nghiệp bổ ích đối với người dân, bởi Ứng Hòa là huyện “vành đai xanh” của Thủ đô, chỉ sản xuất nông nghiệp thuần nông. Chính vì vậy, nguồn sách này được nhiều cá nhân, cơ quan mang tới ủng hộ Tủ sách.

“Trước tiên, Hội sẽ thông báo trên loa phát thanh của các xã để bà con được biết chủ trương, sau đó mỗi Chi hội sẽ lập một nhóm Zalo để người dân vào đăng ký cuốn sách mình muốn đọc. Căn cứ vào các đăng ký này, các Chi hội sẽ lấy trong Tủ sách để đưa đến từng nhà dân. Có nhiều gia đình trước kia thường xuyên đến Nhà văn hóa tự quản để đọc sách nhưng do giãn cách xã hội không đến được, nay nhận được sách đến nhà, bà con rất vui mừng”, bà Duệ cho biết.

Cũng theo bà Duệ, để đảm bảo phòng, chống dịch khi chuyển “nhu yếu phẩm tinh thần” đến với người dân, các Chi hội đều chọn ra 3 tình nguyện viên là những chị phụ nữ đã được tiêm đủ 2 mũi vắc xin, đồng thời các chị cũng là những người canh chốt trực “vùng xanh” tại nhiều tổ, thôn, xóm trên địa bàn huyện.

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách
Mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” của Hội LHPN huyện Ứng Hòa cũng nhắc nhở nhiều người nghĩ về những giá trị tinh thần của cuộc sống ngoài nỗi lo cơm áo, bệnh tật.

“Các bác nghỉ hưu rất phấn khởi khi được trao sách tận nhà, sau đó lại lan tỏa tinh thần đọc sách tới các thành viên trong gia đình, con cái. Trong thời điểm giãn cách xã hội, ngoài việc tổ chức cho gia đình hoạt động nấu ăn, thể dục tại nhà, thì giờ các gia đình còn khuyến khích các thành viên đọc sách, trẻ cũng bớt xem điện thoại, cả gia đình quay quần, trao đổi, tạo nên một nét đẹp văn hóa đọc đáng mừng.

Cũng qua đọc sách, có nhiều gia đình phản hồi rằng, trước đó họ quên mất văn hóa đọc, giờ mới nhận ra đã lâu rồi mình chưa hiểu con cái, chưa làm bạn với con, bản thân cũng thiếu kỹ năng ứng xử. Bây giờ nhận ra tâm lý con cái đã thay đổi nhiều, vì thế khi đọc sách mới nhận ra cần thay đổi về cách nuôi dạy con”, bà Duệ cho biết.

Bên cạnh những lo toan về đời sống, việc ở nhà trong một thời gian dài, đọc sách, học từ sách vở là một chọn lựa khá hợp lý. Hơn nữa, giá trị gián tiếp của mô hình “Sách trao tay, đọc ngày giãn cách” của Hội LHPN huyện Ứng Hòa cũng nhắc nhở nhiều người nghĩ về những giá trị tinh thần của cuộc sống ngoài nỗi lo cơm áo, bệnh tật.

Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam):

Hà Nội có một nguồn “nhu yếu phẩm tinh thần” thời giãn cách

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với các biện pháp giãn cách xã hội để bảo đảm phòng, chống dịch đã giúp nhiều người trở lại thói quen đọc sách, góp phần khơi lên niềm tin về văn hóa đọc trước nỗi lo mai một trong thời công nghệ số hiện nay. Ở nhà đọc sách trong thời gian phải giãn cách xã hội là việc làm hữu ích, không chỉ góp phần giảm lây nhiễm Covid-19 mà còn nâng cao tri thức cho mỗi người.

Không chỉ trang bị kiến thức, những cuốn sách còn là liều thuốc tinh thần giúp mọi người cảm thấy bình thản, vững tâm hơn vào công cuộc toàn dân chống dịch. Hơn thế, những cuốn sách về chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn người dân sống khỏe cũng giúp chúng ta có thêm sự hiểu biết để tự bảo vệ mình trước dịch Covid-19. Trong bối cảnh nhiều địa phương phải giãn cách xã hội do dịch Covid-19, để văn hóa đọc ngày càng được lên ngôi, những người làm công tác thư viện đã có thêm nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo để đưa văn hóa đọc đến gần hơn với người dân.

Bảo Thoa

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động