Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá

(LĐTĐ) Hà Nội là nơi tập trung nhiều nghệ sĩ uy tín, tài năng, đội ngũ sáng tạo. Những năm qua, Thành phố đã cải tạo, xây mới nhiều thiết chế văn hoá; có nhiều sự kiện giao lưu nghệ thuật quốc tế; nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân ngày càng cao. Đặc biệt, Hà Nội có phố đi bộ quanh Hồ Gươm - nơi có nhiều địa điểm có thể tổ chức các sự kiện nghệ thuật với quy mô lên tới chục ngàn người. Đây là những lợi thế rất lớn để xây dựng thương hiệu vững chắc, lâu bền cho công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn NSND Trung Hiếu: Đích đến của nền công nghiệp văn hoá chính là khán giả Lãnh đạo thành phố Hà Nội gặp mặt Ban Liên lạc chiến sĩ Việt Minh thành Hoàng Diệu

Trong xu thế phát triển của toàn cầu, du lịch văn hóa đang trở thành xu hướng của ngành công nghiệp không khói Thủ đô Hà Nội. Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức thường niên, thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá
Lễ hội âm nhạc Gió mùa. (Ảnh: Hữu Duyên)

Đặc biệt, sau 3 năm được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo”, Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tạo nên bức tranh sinh động trong việc phát triển công nghiệp văn hoá.

Có thể dễ dàng liệt kê những chương trình, lễ hội có tiếng như: Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF); Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm Thủ công mỹ nghệ Hà Nội; Triển lãm mỹ thuật quốc tế Hanoi March Connecting; Hội chợ quốc tế quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội; Lễ hội Singapore, Lễ hội văn hóa Hàn Quốc, Lễ hội văn hóa - ẩm thực Pháp, Lễ hội Đức, Lễ hội đường phố Hà Nội, Lễ hội ánh sáng, Lễ hội âm nhạc Gió mùa, Lễ hội Nghệ thuật dân gian đương đại, Lễ hội thiết kế sáng tạo RMIT, Chương trình “Tinh hoa Bắc Bộ”.

Từ những kết quả tích cực gặt hái được, trong giai đoạn từ năm 2022 - 2030, thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức nhiều sự kiện quốc tế tại Thủ đô như việc đăng cai tổ chức “Diễn đàn mạng lưới các Thành phố sáng tạo của UNESCO khu vực Đông Nam Á”, dự kiến vào năm 2023 và các năm tiếp theo.

Cùng với đó, hàng năm, Hà Nội sẽ tổ chức hoạt động “Giao lưu văn hoá quốc tế giữa thành phố Hà Nội với Đại sứ quán các nước tại Việt Nam”; Chương trình Lễ hội giao lưu văn hoá ẩm thực quốc tế Hà Nội; Chương trình Lễ hội văn hoá Nhật Bản…

Đó là chưa kể đến hàng chục những sự kiện khác như: Hội chữ Xuân, Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội, Lễ hội áo dài, Hội sách Hà Nội, chương trình hoà nhạc Vietnam Airlines Classic-Hanoi Concert…

Tham gia các sự kiện trên, ngoài thưởng thức nghệ thuật, khán giả còn biết tới những nét văn hoá đặc trưng như phong cảnh, ẩm thực, con người. Và như thế, ở hướng ngược lại, những lễ hội này là biểu đạt cho chỉ số hạnh phúc của người dân, biểu tượng về truyền thống văn hoá và là cách giới thiệu quảng bá tốt nhất cho một Thành phố hay rộng hơn là một quốc gia. Góp phần cụ thể hoá mục tiêu đưa công nghiệp văn hoá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội.

Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá
Biểu diễn tiết mục văn nghệ truyền thống tại phố đi bộ quanh Hồ Gươm

Trong bối cảnh đó, nhiều nghệ sĩ đặt vấn đề về việc xây dựng một thương hiệu vững chắc, lâu bền cho công nghiệp văn hoá Hà Nội.

Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt, học tập và triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” diễn ra mới đây, nhạc sĩ Quốc Trung chia sẻ: “Đã có bao nhiêu du khách đến nghỉ bên hồ Geneva qua Montreux jazz Festival, bao nhiêu người đến chiêm ngưỡng đền thờ Acropolis ở Athens thông qua Concert của huyền thoại Vangelis, hay bao nhiêu du khách đến Tử cấm thành sau khi xem show của Yanni? Tôi tự đặt cho minh câu hỏi tại sao Hà Nội chúng ta lại không có một lễ hội tương tự”.

Những chia sẻ của nhạc sĩ Quốc Trung không tách rời câu chuyện về 5 mùa Lễ hội âm nhạc Gió mùa (Moonsoon Festival) do chính anh từng tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long.

Theo nhạc sĩ Quốc Trung, đó là địa điểm thỏa mãn được yêu cầu “mang cái hồn, cái không khí cũng như vẻ đẹp nhất về không gian, thời tiết, con người” của Hà Nội. Để rồi, một số thống kê được anh đưa ra: “Qua 5 mùa, chương trình đã thu hút gần 3.000 tình nguyện viên là sinh viên và rất nhiều em sau đó đã tham gia vào các ngành công nghiệp văn hóa”.

Đáng chú ý, sau 5 mùa thực hiện, không một sự cố nào xảy ra tại chương trình, trong khi những ứng xử văn minh như việc tự giác thu dọn rác sau đêm diễn luôn được triển khai.

“Xây dựng biểu tượng văn hoá chính là xây dưng văn hoá sống. Văn hoá của người dân cũng chính là vẻ đẹp đáng ngợi ca và quảng bá nhất, là di sản phi vật thể giá trị nhất”, nhạc sĩ Quốc Trung nhấn mạnh.

Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá
Phố đi bộ quanh Hồ Gươm là nơi có thể tổ chức nhiều sự kiện quy mô lớn. (Ảnh: Hữu Duyên)

Từ kinh nghiệm sau nhiều năm thực hiện Moonsoon Festival, nhạc sĩ Quốc Trung chỉ ra những lợi thế của Hà Nội trong việc xây dựng thương hiệu vững chắc, lâu bền cho công nghiêp văn hoá Hà Nội như: Thủ đô là nơi tập trung đông đảo nhất người làm âm nhạc, các cơ sở đào tạo lớn và uy tín nhất nước, nhiều đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương, tập trung nhiều nghệ sĩ uy tín, tài năng, đội ngũ sáng tạo.

Bên cạnh đó, trong nhiều năm nay, Hà Nội đã cải tạo, xây mới nhiều thiết chế văn hoá, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và âm nhạc của người dân ngày càng cao; có thói quen cởi mở với các loại hình mới, đón nhận các gương mặt mới, trào lưu mới, vở diễn và thể nghiệm mới; có nhiều sự kiện giao lưu với âm nhạc quốc tế, theo đường quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa và cả lưu diễn của các tổ chức các nhân, doanh nghiệp.

“Hà Nội còn có phố đi bộ quanh Hồ Gươm - nơi có nhiều địa điểm có thể tổ chức biểu diễn ca nhạc với quy mô lên tới chục ngàn người. Vì vậy, Hà Nội vẫn luôn là điểm đến được ưu tiên lựa chọn đầu tiên”, nhạc sĩ Quốc Trung bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, chúng tôi có cơ hội theo chân hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn - giám tuyển của triển lãm "Cảm thức Đông Dương", khám phá tòa nhà Đại học Tổng hợp cũ. Dưới góc nhìn của một người đã dành thời gian dài nghiên cứu về mỹ thuật Đông Dương, mỗi góc nhỏ trong công trình trăm tuổi này đều mang những câu chuyện thú vị.
Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

Chuyên gia nhận định: Giá vàng biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước sắp kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Chuyên gia khuyến cáo, trong bối cảnh giá vàng lên xuống bất thường như hiện nay, người đầu tư sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, talkshow "Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo" diễn ra vào sáng nay (10/11) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã mang đến những góc nhìn đa chiều về việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa dân gian trong hoạt động sáng tạo đương đại.
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

(LĐTĐ) Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

Va chạm trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, hai ô tô biến dạng

(LĐTĐ) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương) làm 2 ô tô con biến dạng, hư hỏng nặng.
Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

Tin bão mới nhất: Bão số 7 chưa qua, Biển Đông tiếp tục đón bão số 8

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, bão số 7 cách quần đảo Hoàng Sa 330km về phía Bắc Đông Bắc, cường độ cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Trong khi đó, cơn bão có tên quốc tế là TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Phi-líp-pin). Khoảng đêm mai (11/11) bão TORAJI sẽ vào Biển Đông.

Tin khác

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Dấu ấn từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”

Khắc ghi lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội với trung bình hơn 10.000 mô hình được đăng ký thực hiện mỗi năm, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.
Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Thường Tín: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

(LĐTĐ) Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) năm 2024, trên địa bàn huyện Thường Tín (Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng, ý nghĩa nhằm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

Hai Bà Trưng: Phát huy hiệu quả công tác phối hợp giữa quận và các trường đại học

(LĐTĐ) Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa quận và các trường đại học trên địa bàn năm 2024.
Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo

(LĐTĐ) Lần đầu tiên, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024: Giao lộ Sáng tạo, sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội.
Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

Nhiều trải nghiệm ý nghĩa tại Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Festival Thanh niên quốc tế lần thứ III, năm 2024, với chủ đề: “Vì một thế giới hòa bình”, nhằm tăng cường giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới thanh niên, sinh viên và bạn bè quốc tế.
Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

Giao thông đồng bộ kỳ vọng làm thay đổi diện mạo thị xã Sơn Tây

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn thị xã Sơn Tây, hàng loạt dự án xây dựng công trình giao thông đang được tích cực triển khai. Đây cũng là ưu tiên của Thị xã nhằm thúc đẩy phát triển địa phương theo hướng đô thị, hiện đại, xứng tầm với tiềm năng và lợi thế.
Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

Khai mạc Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4

(LĐTĐ) Tối nay (8/11), tại Vườn hoa Lạc Long Quân (Tây Hồ), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội và phụ nữ các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng.
Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

Đặc sắc chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số TP Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Tối 8/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Đông Xuân (Quốc Oai, Hà Nội), đã diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024.
Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại phường Xuân Đỉnh

Tưng bừng Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại phường Xuân Đỉnh

(LĐTĐ) Chiều 8/11, trong không khí tưng bừng của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hoàng Trọng Quyết đã đến chung vui với nhân dân tổ dân phố Xuân Lộc 1, phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm).
Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu việc phải đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; cải cách triệt để thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động