Hà Nội còn khoảng 1 triệu công dân trên 14 tuổi chưa làm thủ tục cấp CCCD điện tử
Infographic: Những thông tin tích hợp trên căn cước công dân gắn chíp Cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp |
Nhằm hướng tới mục tiêu cấp CCCD điện tử cho toàn bộ công dân từ đủ 14 tuổi trở lên trong năm 2021, từ ngày 1/10/2021 đến hết ngày 31/10/2021, Công an Thành phố sẽ tiếp tục triển khai các tổ lưu động để thu nhận hồ sơ cấp CCCD điện tử trên toàn thành phố tại trụ sở Công an các quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì và tăng thời gian tiếp nhận hồ sơ, làm việc tất cả các ngày trong tuần (từ 7h đến 22h).
Những trường hợp thu nhận hồ sơ cấp CCCD điện tử gồm tất cả công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú, làm việc trên địa bàn Thành phố và công dân đủ 14 tuổi trở lên đã được cấp Chứng minh nhân dân 12 số hoặc CCCD mẫu cũ, nhưng chưa làm thủ tục cấp Căn cước công dân điện tử.
Về thủ tục và lệ phí cấp Căn cước công dân điện tử: Trường hợp công dân đã có thông tin đầy đủ trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ không phải kê khai thêm.
Ảnh minh họa |
Đối với công dân đã có thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng thông tin chưa đủ hoặc có sự thay đổi, bổ sung hoặc công dân không có thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư… thì xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, CCCD đã được cấp trước đây còn giá trị sử dụng; các giấy tờ hợp pháp khác (giấy khai sinh, quyết định của cơ quan Tư pháp) để chứng minh nội dung thông tin cần thay đổi, bổ sung.
Ngoài ra, công dân có thể chủ động liên hệ Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để cập nhật bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước khi đến làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp điện tử.
Khi Bộ Công an triển khai ứng dụng VNEID, người dân có thể sử dụng ứng dụng này để đăng ký thời gian, địa điểm làm CCCD điện tử với cơ quan Công an, để khi đến làm thủ tục không phải chờ đợi lâu.
Nhằm hỗ trợ, bảo đảm an sinh xã hội và tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, ngày 24/6/2021 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2021/TT-BTC quy định mức thu Lệ phí cấp CCCD bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Điều 4 Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính và mức thu này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Cụ thể, chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang cấp CCCD điện tử: 15.000 đồng; Đổi thẻ Căn cước công dân điện tử: 25.000 đồng; Cấp lại thẻ khi bị mất, khi trở lại quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng…
CCCD điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm, như: ứng dụng chữ ký số, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân. Khi sử dụng, CCCD gắn chíp điện tử có thể thay thế một số giấy tờ như: Chứng minh nhân dân và CCCD mã vạch, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe,…
Bên cạnh đó, CCCD điện tử tích hợp đầy đủ các thông tin, do đó, khi thực hiện các giao dịch, các thủ tục hành chính chỉ cần sử CCCD điện tử mà không phải mang theo nhiều loại giấy tờ.
Ngoài ra, CCCD điện tử có tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin của công dân. Dữ liệu thông tin có trong CCCD điện tử có thể truy cập ngay lập tức thông qua thiết bị cho phép đọc thông tin, mà không phụ thuộc vào kết nối mạng, giúp cho việc xác thực danh tính công dân nhanh và chính xác.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Bộ Công an đã và đang triển khai tích hợp đồng bộ các thông tin liên quan phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên CCCD điện tử. Công dân chỉ cần sử dụng CCCD điện tử để có thể thay thế được các giấy tờ khác, như: Xác định thông tin tiêm chủng Covid-19 của công dân để xét mức độ ưu tiên; Giấy đi đường; Thông tin xét nghiệm; Thông tin khai báo y tế trong vòng 72 tiếng; Thông tin về người được hưởng chính sách theo Nghị quyết 68 của Chính phủ (hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19); Bảo lãnh người phụ thuộc đi cùng (con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự…).
Công an thành phố Hà Nội đề nghị tất cả công dân từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú, làm việc trên địa bàn Thành phố nhưng chưa làm thủ tục cấp Căn cước công dân điện tử, tích cực hưởng ứng thực hiện và phối hợp, giúp đỡ lực lượng Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42