Hà Nội đã sẵn sàng cho "nhiệm vụ kép" ngày Chủ nhật 23/5

(LĐTĐ) Chỉ còn ít giờ nữa là bước sang ngày Chủ nhật (23/5), ngày diễn ra sự kiện trọng đại của đất nước: Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xác định rõ vị trí, vai trò là Thủ đô, trái tim của cả nước, Hà Nội quyết tâm hoàn thành xuất sắc "nhiệm vụ kép", đó là trong mọi tình huống phải vừa bảo đảm tuyệt đối an toàn phòng, chống Covid-19 và tổ chức thành công cuộc bầu cử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến: Càng tới sát giờ bầu cử, càng phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ mọi việc Hà Nội đã bảo đảm mọi điều kiện cho ngày hội toàn dân Ba Đình có vị trí đặc biệt quan trọng, phải bảo đảm tuyệt đối an toàn để bầu cử thành công
undefined
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác bầu cử và phòng, chống dịch Covid-19 tại khu vực bầu cử số 8, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của Nhân dân

Những ngày qua, không khí chuẩn bị cho cuộc bầu cử diễn ra rộn ràng trên khắp phố phường Hà Nội. Dịch bệnh không làm giảm không khí hồ hởi, phấn khởi của cán bộ, cử tri và nhân dân từ nội đô cho tới ngoại thành. Tinh thần và ý chí quyết tâm tổ chức thành công cuộc bầu cử được truyền tỏa rộng khắp, đặc biệt ấn tượng và sáng rõ qua thông điệp của những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Thành phố.

Bí thư Thành ủy, các Phó Bí thư Thành ủy đã luôn theo sát tình hình cơ sở, thường xuyên trực tiếp thị sát, kiểm tra, chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 và chuẩn bị tổ chức bầu cử.

Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo cuộc bầu cử thành phố Hà Nội đã quán triệt rõ tinh thần chỉ đạo đối với cả hệ thống chính trị Thành phố: "Trong mọi tình huống, Hà Nội phải bảo đảm an toàn cho từng khu vực, từng điểm bỏ phiếu và tổ chức thành công cuộc bầu cử. Kể cả các khu cách ly cũng phải có đầy đủ phương án tổ chức tốt bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri".

Bí thư Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành từ Thành phố tới cơ sở tiếp tục bám sát nhiệm vụ và địa bàn được phân công, làm tất cả để cuộc bầu cử thực sự là ngày hội của nhân dân. Các cấp, các ngành phải đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động để cử tri đi bầu với tỷ lệ cao như mục tiêu đề ra; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch và pháp luật về bầu cử, tuyệt đối không để xảy ra sai sót gì... Tại các khu vực bỏ phiếu, công tác phòng, chống dịch Covid-19 phải được đặt lên hàng đầu và mỗi cử tri đi bầu cử không chỉ có trách nhiệm với từng lá phiếu của mình, mà còn phải thực hiện trách nhiệm tự giác phòng, chống dịch. Đây chính là "nhiệm vụ kép" đặt ra cho ngày Chủ nhật đặc biệt 23/5/2021.

undefined
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại quận Đống Đa. (Ảnh: Tiến Thành)

Trong khi đó, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cuộc bầu cử, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã yêu cầu, Ủy ban nhân dân các cấp Thành phố chỉ đạo tổ chức kiểm tra chặt chẽ, liên tục nhân sự, quy trình phòng, chống dịch, phương án hỗ trợ, đặc biệt tại các Tổ bầu cử, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các lực lượng phục vụ bầu cử. Xây dựng các phương án phòng, chống dịch bệnh theo từng tình huống; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc phân chia các Tổ bầu cử bảo đảm hiệu quả nhất. Phương án bảo đảm an toàn trên từng tổ bầu cử, rà soát gắn với phòng, chống dịch ở từng khâu, tại từng khu vực bầu cử.

"Toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp từ Thành phố đến cơ sở thực hiện chế độ trực 24/24 giờ; tổng hợp, báo cáo tình hình ít nhất 3 lần/ngày, bảo đảm thông tin thông suốt giữa các cấp trong mọi tình huống; báo cáo ngay, trực tiếp trong trường hợp đột xuất; sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh theo phương châm 4 tại chỗ", ông Chu Ngọc Anh yêu cầu bắt đầu thực hiện từ ngày 22/5.

Tất cả đều đã sẵn sàng

Thực hiện tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố, các cấp, các ngành Thành phố đã vào cuộc và cố gắng vượt bậc trên khắp các "mặt trận", nhất là các lực lượng tuyến đầu chống dịch và tổ chức bầu cử.

Đáng chú ý, đến thời điểm này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã hoàn thành xuất sắc, bảo đảm tiến độ, đúng quy định pháp luật các nhiệm vụ quan trọng như tổ chức hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi cư trú về tín nhiệm người ứng cử; 3 đợt hiệp thương, tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri vận động bầu cử.

Đối với phòng, chống dịch Covid-19, hệ thống Mặt trận là nòng cốt của hàng vạn tổ Covid-19 cộng đồng. Mặt trận Tổ quốc cũng đã phát đi lời kêu gọi huy động ủng hộ Quỹ phòng, chống Covid-19 Thành phố; đây là nguồn chi mua vắc xin để tiêm miễn phí cho nhân dân; đến nay đã tiếp nhận hàng chục tỷ đồng ủng hộ.

Trước yêu cầu "nhiệm vụ kép" trong ngày bầu cử, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, hệ thống Mặt trận Thành phố sẽ tập trung nắm tình hình dư luận nhân dân; tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân phát huy quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, tích cực tham gia bỏ phiếu.

Mặt trận Tổ quốc Thành phố cũng sẽ phối hợp triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch Covid-19 trong ngày bầu cử để cuộc bầu cử diễn ra thành công, thực sự là ngày hội của toàn dân.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà chia sẻ, ngay khi bùng phát đợt dịch thứ tư, ngành Y tế Hà Nội đã triển khai rất nhanh các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, nhờ đó, mặc dù là địa bàn phức tạp, xuất hiện các ca nhiễm trên diện rộng; nhưng Hà Nội là địa phương nhanh chóng khống chế dịch lây nhiễm ngoài cộng đồng; đến nay cơ bản dịch được kiểm soát trong các khu cách ly.

undefined
Khu vực bỏ phiếu trên địa bàn xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. (Ảnh: Hải Ly)

Không những bảo đảm thế chủ động vừa "phòng ngự" chắc, vừa "tấn công" mạnh tại địa bàn, thực hiện chỉ đạo của Thành phố, ngành Y tế Hà Nội còn cử 20 chuyên gia chi viện cho vùng dịch tỉnh Bắc Giang; đến nay, các chuyên gia Hà Nội đã lấy hơn 13.000 mẫu bệnh phẩm chuyển về Hà Nội xét nghiệm, trong đó hơn 7.000 mẫu đã có kết quả, phát hiện 11 trường hợp dương tính.

Để chuẩn bị cho ngày bầu cử, ngành Y tế Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban, ngành và 30/30 quận, huyện, thị xã và từng xã, phường, thị trấn xây dựng phương án phòng, chống Covid-19 cho từng khu vực, từng điểm bỏ phiếu. Các khu vực cách ly, thực hiện giãn cách đều có kịch bản riêng; nhiều ý bác sĩ đã được tập huấn để tham gia công tác bầu cử. Cán bộ y tế đã triển khai vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại tất cả các khu vực bỏ phiếu; hướng dẫn phân luồng đi vào và đi ra, bảo đảm khoảng cách giữa các cử tri khi bỏ phiếu, bố trí các bàn ghế, chỗ ghi phiếu phù hợp với yêu cầu phòng dịch...

Tại mỗi khu vực bỏ phiếu bầu cử ngày mai, cán bộ y tế sẽ có mặt túc trực ngay tại khu vực tiếp đón cử tri để vừa hướng dẫn sát khuẩn, nhắc nhở đeo khẩu trang và đo thân nhiệt cho tất cả mọi người; sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện trường hợp bất thường liên quan đến dịch bệnh...

"Mạng lưới y tế của thành phố rộng khắp với 117 đơn vị công lập và 11.546 đơn vị ngoài công lập đã sẵn sàng đặt mức độ cảnh báo chống dịch cao nhất để tham gia và thực hiện thắng lợi "nhiệm vụ kép" phòng, chống dịch, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cử tri và từng khu vực, điểm bỏ phiếu; tổ chức thành công cuộc bầu cử", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định.

Cùng với hệ thống Mặt trận, cán bộ ngành Y tế, các lực lượng công an, quân đội, cán bộ, công nhân viên chức, các đoàn viên, hội viên và nhân dân Thủ đô đều đã sẵn sàng tâm thế tham gia bầu cử với tỷ lệ cao nhất. Mỗi người như một cùng chung tay để ngày bầu cử trở thành ngày hội đáng nhớ, đáng tự hào của Thủ đô và đất nước.

Hoàng Phúc- Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động