Hà Nội: Đảm bảo cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân
Chú trọng bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp Hướng dẫn xếp lương viên chức ngành khuyến nông, quản lý bảo vệ rừng Ba Vì sôi nổi ra quân sản xuất đầu năm |
Báo cáo tại buổi làm việc, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, tổng diện tích gieo cấy lúa vụ xuân năm 2021 là 84.489 ha, hiện diện tích có nước đổ ải đạt 78.588 ha (khoảng 93%). Trong đó, 9/23 địa phương đã cơ bản hoàn thành cấp đủ nước đổ ải. Một số địa phương diện tích lấy nước còn thấp dưới 80% gồm Gia Lâm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Quốc Oai và một số quận.
Trong thời gian lấy nước đợt 1, đợt 2, dòng chảy đã cơ bản đảm bảo thuận lợi vận hành lấy nước. Tuy nhiên, các công trình cố định chưa được đầu tư, sửa chữa nâng cấp, hạ thấp mực nước vẫn gặp khó khăn, các trạm bơm chính Phù Sa, Ấp Bắc không vận hành được.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Thành phố Hà Nội kiểm tra thực địa nguồn nước và việc vận hành trạm bơm dã chiến Phù Sa |
Để bảo đảm đủ nước gieo cấy, Hà Nội đã đầu tư kinh phí xây dựng nhiều trạm bơm lấy nước ứng phó với tình trạng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng như: Trung Hà (huyện Ba Vì), Thanh Điềm (huyện Mê Linh), Ấp Bắc (huyện Đông Anh), Đan Hoài (huyện Đan Phượng), Hồng Vân (huyện Thường Tín), Thụy Phú và Quang Lãng (huyện Phú Xuyên)…
Hiện tại, tranh thủ nguồn nước, các công ty thủy lợi đang huy động toàn bộ công trình lấy nước phục vụ đổ ải, đồng thời vận hành để tích trữ nước phục vụ tưới dưỡng lúa đã cấy.
Trong số những địa phương có diện tích lấy nước còn thấp, diện tích khó khăn về nguồn nước là 1.179 ha (20% diện tích chưa đủ nước), chủ yếu thuộc lưu vực trạm bơm Phù Sa phụ trách, nằm trên địa bàn các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây; còn lại 4.722 ha là các diện tích gieo cấy muộn trong kế hoạch của các địa phương và các diện tích nhỏ lẻ thuộc các quận, huyện giáp ranh và vùng do các hồ phụ trách.
Các công ty thuỷ lợi sẽ tận dụng nguồn nước sông khi thuận lợi và nguồn nước được tích trữ trong các kênh tiêu, ao, đầm, vùng trũng để đưa nước đả ải hết 100% diện tích lúa Xuân 2021. Dự kiến Thành phố sẽ hoàn thành đưa nước đổ ải phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2021 trong đợt 3 lấy nước (kết thúc đợt 3 ngày 27/02/2021).
Để việc lấy nước thực hiện đúng kế hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện đợt điều tiết nước thứ ba bổ sung nguồn nước cho sông Hồng, duy trì mực nước tại Trạm thủy văn Sơn Tây 1,8m, đáp ứng yêu cầu vận hành Trạm bơm dã chiến Phù Sa, Bá Giang…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung quyết liệt đón nguồn nước đổ ải, phục vụ bà con nông dân cấy xong vụ Xuân chậm nhất vào ngày 03/03.
“Nhiều năm nay, việc lấy lấy nước vụ xuân gặp khó khăn, do đó ngành Nông nghiệp cần tìm giải pháp để giải quyết việc này trong các năm tới. Nghiên cứu hệ thống tưới tiêu, trạm bơm, thủy lợi để đề xuất Thành phố đầu tư xây dựng đồng bộ để phục vụ tưới, tiêu cũng như giải quyết các vấn đề về môi trường” - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đánh giá Hà Nội đã cố gắng và chủ động trong việc lấy nước đổ ải cho vụ Xuân. Đồng thời yêu cầu Hà Nội cần tập trung để lấy nước, đảm bảo trong 3 ngày tới (đến 25/2) 100% diện tích cấy vụ Xuân phải được đổ ải.
Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội cần phải chỉ đạo hơn 200 trạm bơm dã chiến, trong đó có 4 trạm bơm dã chiến lớn sẽ hoạt động liên tục 24/24h để đảm bảo lấy nước đầy đủ nhất, nhanh nhất. Đối với các hồ có có thể trữ thêm nước thì tiếp tục bơm để vừa đảm bảo đổ ải vừa đảm bảo tưới dưỡng đồng thời, tận dụng nước hồi quy để phục vụ sản xuất.
Ngoài ra, Hà Nội cần tiếp tục lấy nước ở các hồ lớn như Đồng Mô, Suối Hai… để phục vụ những chân ruộng cao, những chỗ khó lấy nước, đặc biệt là tại huyện Quốc Oai.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cũng đề nghị Hà Nội tiếp tục nghiên cứu để chuyển đổi, không cấy lúa các chân ruộng cao, từ đó cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính toán tổng thể về tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó hệ thống thủy lợi sẽ phục vụ cho việc tái cơ cấu này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Central Retail chung tay bình ổn thị trường cao điểm Tết qua “Lễ hội thịt heo”
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Công nhân lao động Thủ đô nô nức mua sắm tại “Chợ Tết Công đoàn”
Bảng lương của giáo viên năm 2025
Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam
Bất động sản An Gia bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt hành chính hơn 300 triệu đồng
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tin khác
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Tết sum vầy cùng công nhân lao động
Nhịp sống Thủ đô 11/01/2025 13:50
Đưa tuyến phố Tống Duy Tân quận Hoàn Kiếm thành "trung tâm" ẩm thực của Thủ đô
Thủ đô 11/01/2025 10:26
Quận Hai Bà Trưng: Cấp miễn phí 24.950 chữ ký số
Nhịp sống Thủ đô 11/01/2025 06:57
Quận Tây Hồ trao quà cho học sinh, người lao động, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Thủ đô 10/01/2025 21:48
Sơn Tây: Tổ chức thành công nhiều hoạt động kích cầu du lịch
Nhịp sống Thủ đô 10/01/2025 21:41
Xây dựng mạng lưới cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 10/01/2025 18:58
Khai mạc chợ hoa Xuân Tết Ất Tỵ năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 10/01/2025 17:03
Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 18:17
Hà Nội thực hiện tốt công tác lao động, người có công và xã hội
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 15:27
Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 12:31