Hà Nội: Đào tạo nghề gắn với bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có 1.300 làng nghề và làng có nghề. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho rằng, đây là nguồn lực lớn để Thành phố vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa. Do vậy trường nghề cần có vai trò quan trọng trong việc vừa đào tạo nghề vừa góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống của Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Nguyên nhân tái nghèo phổ biến là gia đình có người ốm Hà Nội: Công tác dân vận là một phần không thể thiếu Góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tuyển sinh đào tạo nghề cho 237.000 lượt người/năm

Căn cứ Chương trình 06-CTr/TU và Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Hoàng Thành Thái, đến nay, trên địa bàn Hà Nội có 352 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó chia theo loại hình đơn vị, với 69 trường cao đẳng, 83 trường trung cấp, 48 trung tâm giáo dục nghề nghiệp/dạy nghề, 18 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 134 doanh nghiệp, loại hình khác. Thành phố có 19 trường trung cấp, cao đẳng công lập trực thuộc, (10 trường cao đẳng, 9 trường trung cấp).

Hà Nội: Đào tạo nghề gắn với bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống
Thi thực hành nghề tại Trường cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

“Chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô đã có những bước phát triển mạnh, khẳng định được chất lượng giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với cả nước, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động. Theo thống kê, điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam được thực hiện thường niên hằng năm về “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI”, trong đó có chỉ số thành phần là “Chỉ số đào tạo lao động” được các doanh nghiệp đánh giá cao trong những năm qua”, ông Hoàng Thành Thái thông tin.

Cũng theo ông Thái, công tác đào tạo gắn với doanh nghiệp luôn được Thành phố quan tâm chú trọng, coi đây là một giải pháp thúc đẩy mạnh kết quả tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhìn nhận, công tác tuyển sinh trình độ trung cấp, cao đẳng của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa đạt được kết quả như mong muốn. Tâm lý trọng bằng cấp vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của một số người dân.

Đa số học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông đều đặt mục tiêu vào đại học, không muốn đi học nghề. Trong khi đó, Thủ đô là nơi tập trung nhiều trường đại học, các trường đại học có chỉ tiêu tuyển sinh lớn, tiêu chí xét tuyển thấp. Do vậy, các trường trung cấp, cao đẳng rất khó để cạnh tranh tuyển sinh với các trường đại học…

Tập trung tháo gỡ khó khăn cho đào tạo nghề

Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, cần quan tâm đến công tác tuyển sinh, đào tạo và phân luồng học sinh tham gia học giáo dục nghề nghiệp; vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xây dựng phát triển trường chất lượng cao, nghề trọng điểm; công tác tự chủ theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề hợp tác công tư; tiếp cận và tiếp nhận các nguồn tài trợ của doanh nghiệp trong và ngoài nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp…

Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết, do tuyển sinh cao đẳng chưa được đưa vào hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên số lượng các thí sinh có nguyện vọng đăng ký vào các trường cao đẳng giảm theo từng năm. Ngân sách dành cho công tác tuyển sinh ngày càng hạn hẹp vì các trường tự chủ, học phí đến năm thứ 4 không được tăng.

Ngoài ra, hoạt động quảng bá, tư vấn tuyển sinh được thực hiện theo mùa vụ, thiếu tính thường xuyên, chuyên nghiệp. Tâm lý e ngại học nghề khó kiếm việc làm, việc làm vất vả, lương thấp dẫn tới tuyển sinh học nghề khó khăn. Không có kinh phí để xây dựng nền tảng số phục vụ công tác tuyển sinh nên hiệu quả không cao.

“Nhà trường thiếu các phần mềm, các nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin đào tạo chuyên môn nên không đáp ứng được yêu cầu của xã hội; không đáp ứng được chủ trương đa dạng hóa hình thức đào tạo…”, Tiến sĩ Trịnh Thị Thu Hà bày tỏ.

Hà Nội: Đào tạo nghề gắn với bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống
Công tác đào tạo đã gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Từ thực tiễn của đơn vị, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội kiến nghị Thành phố quan tâm tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức về học nghề, hướng nghiệp hiệu quả có sự tham gia trực tiếp của các trường nghề tại các trường Trung học phổ thông.

Đồng thời bố trí kinh phí cho các trường đầu tư xây dựng số hóa trong công tác tuyển sinh, đào tạo. Đẩy mạnh công tác truyền thông trên hệ thống báo chí để thu hút tuyển sinh. Có cơ chế vinh danh, khen thưởng đối với các doanh nghiệp khi tham gia hỗ trợ, hợp tác với các trường. Các sở, ngành cung cấp, xây dựng định hướng giúp các trường làm tốt công tác đào tạo…

Lãnh đạo cơ quan quản lý giáo dục và một số trường cao đẳng, trung cấp nghề Thành phố cũng kiến nghị, đẩy mạnh số lần hội nghị tư vấn hướng nghiệp hằng năm thay vì tổ chức 1 lần/năm có thể tổ chức nhiều lần/năm tại các quận huyện khác nhau. Thành phố có cơ chế hỗ trợ mức học phí đối với người học trình độ cao đẳng nhằm thu hút được các em học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp…

Hà Nội: Đào tạo nghề gắn với bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống
Hà Nội có 1.300 làng nghề và làng có nghề là nguồn lực lớn để vừa phát triển kinh tế-xã hội vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và phát triển công nghiệp văn hóa

Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, lãnh đạo Thành phố luôn lắng nghe, chia sẻ và qua đó đánh giá toàn diện về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo các Nghị quyết của Trung ương và Thành phố. Trong đó, việc phát triển của Thủ đô trong giai đoạn tới cần được đẩy mạnh trên 3 trụ cột quan trọng gồm: Văn hiến, văn hóa Hà Nội; nguồn nhân lực chất lượng cao; đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Theo Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, các đơn vị liên quan cần phải thay đổi nhận thức rằng, giáo dục nghề nghiệp cùng với giáo dục phổ thông hình thành nên hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và mỗi loại hình có vai trò, vị trí quan trọng khác nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô. Theo xu hướng của thế giới là phải phân luồng học sinh từ sớm, vì thế hệ thống trường nghề có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề, bổ cập kiến thức nghề và đào tạo nghề ngắn hạn… phục vụ nhu cầu của xã hội. Các trường nghề cần có vai trò quan trọng hơn trong việc vừa đào tạo nghề vừa góp phần bảo tồn, phát triển các nghề truyền thống của Hà Nội.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...
Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Hà Nội: Nhanh chóng khống chế đám cháy tại tầng tum khách sạn

Khoảng 10h ngày 22/4, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại khách sạn trong ngõ Trạm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đáng chú ý, vụ cháy sát bên trường tiểu học nên phải sơ tán học sinh ra ngoài.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động