Hà Nội đạt nhiều chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số

Từ sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đến nay, kết quả chuyển đổi số của Hà Nội đã bước đầu được ghi nhận. Hạ tầng số của Hà Nội đã được triển khai đồng bộ tới cơ quan nhà nước 3 cấp của Thành phố; một số chỉ tiêu kinh tế số, xã hội số giai đoạn 2021 - 2025 đã hoàn thành.
Xem chuyển đổi số là vấn đề sống còn của báo chí Thủ đô Tuổi trẻ Thanh Trì: Dấu ấn “Năm chuyển đổi số” Hà Nội phát động triển khai thí điểm các mô hình chuyển đổi số

Hà Nội với quy mô Thành phố hơn 10 triệu dân, số lượng đơn vị hành chính lớn (30 Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn), việc triển khai chuyển đổi số trên địa bàn rộng, dân số lớn sẽ có nhiều khó khăn hơn so với các tỉnh/thành phố khác. Tuy nhiên, với sự quyết liệt chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ Thành ủy, UBND Thành phố và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đã có nhiều chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong công tác chuyển đổi số tại các cấp ủy, chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô.

Hà Nội đạt nhiều chuyển biến tích cực trong chuyển đổi số
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa UBND quận Long Biên

Tại Hà Nội, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, bồi dưỡng được tích cực triển khai trên nhiều phương diện và nhiều hình thức đa dạng (Cổng Thông tin điện tử Hà Nội, Cổng/trang thông tin điện tử các cơ quan nhà nước, mạng xã hội: Zalo, Facebook...).

Các hoạt động, sự kiện được Thành phố tổ chức triển khai được người dân, doanh nghiệp ghi nhận với quy mô, phạm vi rộng: Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023; Sự kiện phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thành phố trong các lĩnh vực: an sinh xã hội, y tế, giáo dục, công thương,...

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước đã ban hành Nghị quyết quy định về mức phí, lệ phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (Mức thu bằng “không” áp dụng cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thực hiện các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến (Nghị quyết số 07/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023).

Hạ tầng số của Hà Nội đã được triển khai đồng bộ tới cơ quan nhà nước 3 cấp của Thành phố (UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành, 30 UBND quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn) và tiếp tục duy trì bảo đảm phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của Thành phố và hoạt động công vụ, hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, Thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, doanh nghiệp viễn thông quản lý, duy trì, triển khai hạ ngầm các đường dây cáp viễn thông tại các tuyến phố trên địa bàn Thành phố và thử nghiệm mạng 5G... đảm bảo an toàn thông tin liên lạc trên địa bàn Thành phố.

Thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, cốt lõi của Thành phố nhằm cung cấp số liệu, thông tin phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Thành phố đến 3 cấp trực thuộc Thành phố đảm bảo theo hướng đồng bộ, tập trung, thống nhất, liên thông, tích hợp với các hệ thống của Trung ương (Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Thành phố; Hệ thống thông tin báo cáo Thành phố; Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố...).

Thành phố đẩy mạnh áp dụng hóa đơn điện tử, khai thuế điện tử đối với doanh nghiệp, việc khai thuế điện tử đã được áp dụng phổ biến với tỉ lệ 99,5% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế qua mạng; trên 99,1% doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử.

99,5% tổ chức, doanh nghiệp có hóa đơn điện tử; 100% hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Song song với đó, chữ ký số được triển khai đồng bộ trên các hệ thống thông tin phục vụ xử lý công việc trên môi trường mạng và dịch vụ công trực tuyến, với 13.285 chữ ký số chuyên dùng cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố; hơn 41 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử thực hiện.

Các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phát triển kinh tế số, xã hội số đã được UBND Thành phố chỉ đạo tại kế hoạch số 239/KH-UBND về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, một số chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025 đã hoàn thành: 100% xã, phường, thị trấn đã có hạ tầng cáp quang; Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang đến hộ gia đình đạt tỷ lệ trên 93%; Số thuê bao di động là băng rộng đạt tỉ lệ 121%; Số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt tỉ lệ 27,3%; Tỉ lệ hộ gia đình có sử dụng ít nhất một điện thoại thông minh đạt 122,7%; Tỉ lệ thuê bao di động sử dụng Smartphone trên tổng số thuê bao điện thoại di động đạt 81,7%.

Từ sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, đến nay, kết quả chuyển đổi số của Hà Nội đã bước đầu được ghi nhận, với chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) năm 2022 tăng 16 bậc so với năm 2021.

Theo Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông năm 2022 (Báo cáo Vietnam ICT Index) được công bố vào tháng 10/2023, Hà Nội xếp thứ nhất Bảng xếp hạng chung về chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam thì Hà Nội tiếp tục đứng thứ 2 trong 7 năm liên tiếp về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam.

N.Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

Từ ngày 21/4 đến hết ngày 5/10, Techcombank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay “Sinh lời trúng lớn - Lời đầy túi, quà đầy tay”...
Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.
Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Những cầu thủ xuất sắc nhất Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X

Sáng 22/4, tại Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải, Ban Tổ chức đã tặng Bằng khen và trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc nhất. Trong đó, có giải Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất, giải, Thủ môn xuất sắc nhất giải...

Tin khác

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động