Hà Nội: Đẩy mạnh phổ biến pháp luật để người dân hiểu và chấp hành

Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và 6 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, tổ chức ngày 11/10, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu các địa phương phải chủ động, không chủ quan khi triển khai thực hiện, tập trung xử lý các vấn đề “nóng” ngay từ cơ sở; Đồng thời, đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt những nơi có thể phát sinh “điểm nóng” để người dân hiểu và chấp hành.
Dự báo xu hướng tăng dân số để bổ sung hạ tầng xã hội Triển lãm 80 bức ảnh chủ đề “Sắc màu văn hoá Thủ đô” Thúc đẩy kết nối liên vùng vì tương lai phát triển Thủ đô và đất nước

Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 4/7/2017, của Ban Thường vụ Thành ủy về “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố” (Nghị quyết số 15-NQ/TU); Chỉ thị số 15-CT/TU, ngày 16/12/2016, về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Chỉ thị số 15-CT/TU).

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo

Sau khi nghe khái quát báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU và Chỉ thị số 15-CT/TU, đại diện các quận, huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Mê Linh, Chương Mỹ… đã chia sẻ kinh nghiệm triển khai thực hiện nhiệm vụ này trên địa bàn.

Đáng chú ý, với quan điểm không né tránh, các địa phương đã chủ động rà soát các tổ chức cơ sở Đảng cần củng cố, xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh, chỉ đạo xử lý tốt các vụ việc “nóng” trên địa bàn. Song song với phát triển kinh tế, các đơn vị quan tâm phát triển cơ sở Đảng, giải quyết các vấn đề nổi cộm; rà soát, đánh giá đúng thực chất các vụ việc, chủ động nắm tình hình, xác định rõ nguyên nhân và giải pháp. Đồng thời, quyết tâm xây dựng các tổ chức Đảng vững mạnh, củng cố ngay các tổ chức có vấn đề, tạo ra sự thống nhất, đoàn kết ngay trong chỉ đạo điều hành...

Phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trước khi ban hành Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU, trên địa bàn Thành phố xảy ra nhiều vụ việc khiếu nại tố cáo kéo dài phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội của Thành phố. Vì thế, các thế lực thù địch lợi dụng tình hình này để kích động gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Phong, thành công lớn là Thành phố đã đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; đồng thời, giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố.

“Với sự vào cuộc của Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và cấp ủy chính quyền các cấp nên chúng ta đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, cuộc chiến chống đại dịch Covid-19… với sự đồng thuận của xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân”, đồng chí Nguyễn Văn Phong đánh giá.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 15
Lãnh đạo thành phố Hà Nội khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 15 - CT/TU

Tuy vậy, thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng, việc nhận thức của người đứng đầu cấp ủy và một số cấp ủy về Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU còn hạn chế; chưa chủ động giải quyết các vấn đề của cơ sở; tính dự báo còn chưa cao.

Vì thế, trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị các đơn vị, địa phương cần tăng cường tính dự báo về các vấn đề phức tạp xảy ra trên địa bàn để có cách tiếp cận và giải quyết phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đồng thời, đẩy mạnh phối hợp giữa các đơn vị quận, huyện với các sở, ban, ngành của Thành phố để giải quyết hiệu quả những vấn đề phát sinh.

Trong bối cảnh hiện nay, đồng chí Nguyễn Văn Phong cho rằng việc thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU cần được bổ sung các yêu cầu mới của Trung ương và Thành phố cho phù hợp với thực tiễn, đặc biệt liên quan đến công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đảng viên... Trong đó, chú trọng nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy các cấp trong thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TU và Chỉ thị 15-CT/TU.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu, các địa phương phải chủ động, không chủ quan khi triển khai thực hiện, tập trung xử lý các vấn đề “nóng” ngay từ cơ sở. Khi có các vụ việc phức tạp xảy ra tại cơ sở, cần chú trọng công tác truyền thông để định hướng dư luận, trong đó, chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo các cấp và các cơ quan báo chí của Thành phố; quan tâm dự báo được các vấn đề lớn của Thành phố tác động đến người dân.

Đặc biệt, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị, đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đặc biệt những nơi có thể phát sinh “điểm nóng” để người dân hiểu và chấp hành; củng cố năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cơ sở.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn huyện Thường Tín phát động mang lại nhiều kết quả thiết thực. Từ các phong trào thi đua yêu nước xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực.
Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Từ nhiều năm nay, Công đoàn Trường Mầm non Bình Yên A (huyện Thạch Thất) đã chú trọng xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn”, góp phần tạo dựng môi trường sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học trong mỗi nhà trường.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động