Hà Nội: Đề xuất hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện
Điểm tựa an sinh ổn định cuộc sống Không còn là hộ cận nghèo, có được ưu đãi mức đóng BHXH tự nguyện? Tháng 5/2022: Cả nước có thêm 105.000 người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình |
Đề xuất hỗ trợ gần 182 tỷ đồng cho người tham gia
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa xây dựng Dự thảo Tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH tự nguyện cho người tham gia trên địa bàn Thành phố (giai đoạn 2022-2025). Thời gian thực hiện: Từ 1/8/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Tham gia BHXH tự nguyện sẽ giúp người dân khu vực lao động phi chính thức được đảm bảo cuộc sống khi về già. |
Theo Dự thảo, đối tượng áp dụng là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng trước ngày 1/1/2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng từ ngày 1/1/2018 trở đi;
Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động giúp việc gia đình; người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH (trừ trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm).
Người tham gia khác; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 5/9/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố quy định chuẩn nghèo đa chiều của thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025.
Về mức hỗ trợ, người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định. Cụ thể: Hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ nghèo; hỗ trợ thêm 25% mức đóng BHXH tự nguyện đối với người thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ thêm 10% mức đóng BHXH tự nguyện đối với các đối tượng khác. (Mức hỗ trợ này ngoài mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ).
Về nguồn kinh phí, sẽ lấy từ ngân sách các quận, huyện, thị xã. Riêng năm 2022, đối với các quận, huyện, thị xã khó khăn chưa tự cân đối ngân sách, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo bố trí bổ sung vào tháng 10/2022.
Theo tính toán của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, dự kiến kinh phí hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2022-2025 là 181,966 tỷ đồng.
Thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố với công tác an sinh
Nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Nghị quyết, Tờ trình nêu rõ: Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu được giao theo Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách BHXH và Chương trình số 08-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025 là đến năm 2025, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt trên 3% lực lượng lao động trong độ tuổi tương ứng 150.000 người và đến năm 2030, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 10% lực lượng lao động trong độ tuổi tương ứng 510.000 người.
Thời gian qua, BHXH và Bưu điện thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân, tích cực tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình tới người dân trên địa bàn Thủ đô. |
Thành phố Hà Nội khẳng định: Việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện từ Ngân sách Nhà nước thể hiện sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền Thành phố trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao trùm và bền vững, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, để người dân tin tưởng các chính sách an sinh, xã hội của Thành phố, tạo động lực từ đó làm tiền đề, tạo thói quen cho người dân tự nguyện tham gia BHXH để đảm bảo cuộc sống khi về già. |
Do đó, bên cạnh việc giữ vững số người đang tham gia BHXH tự nguyện, trong 9 năm còn phải tăng mới ít nhất 446.696 người, tương ứng mỗi năm phải tăng mới 49.632 người.
Bên cạnh đó, do tiêu chí xác định mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tăng từ 700.000 đồng lên 1.500.000 đồng từ 1/1/2022, mức đóng BHXH tự nguyện tối thiểu tăng từ 154.000 đồng/tháng lên 330.000 đồng/tháng (tăng 2,14 lần) nên khó khăn trong việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.
Cũng theo Tờ trình, việc hỗ trợ thêm tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngân sách Thành phố là phù hợp với chủ trương “Đầu tư cho an sinh, phúc lợi xã hội đi trước một bước so với phát triển kinh tế” của Thành phố.
Bởi, người lao động khi hết tuổi lao động không có lương hưu sẽ là một gánh nặng cho Ngân sách khi nhóm này bước vào nhóm người cao tuổi: Đó là phải chi trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho đối tượng người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng (hiện nay Ngân sách Thành phố đang hỗ trợ cho 92.961 đối tượng người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên ko có lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp xã hội hàng tháng với mức hỗ trợ là 440.000 đồng/người/tháng và tiền mua thẻ bảo hiểm y tế là 67.050 đồng/người/tháng, mỗi năm ngân sách phải hỗ trợ cho nhóm đối tượng này khoảng 565 tỷ đồng/năm).
Đồng thời, chính sách hỗ trợ này sẽ giảm áp lực tài chính của người tham gia BHXH tự nguyện, từ đó khuyến khích người dân tham gia BHXH tự nguyện trong giai đoạn hiện nay (khi cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, mức sống và thu nhập của người dân bị giảm sút, số lượng người tham gia BHXH tự nguyện không đạt mục tiêu Trung ương đề ra) và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Chia sẻ với phóng viên về chủ trương trên của thành phố Hà Nội, bà Trần Thị Tính (huyện Sóc Sơn) cho biết: Nếu chính sách và mức hỗ trợ trên được Thành phố thông qua, sẽ thực sự tạo động lực cho người dân khi tham gia BHXH tự nguyện.
"Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo, hai vợ chồng đều không có việc làm ổn định nên rất muốn tham gia BHXH tự nguyện để sau này có tiền lo cho bản thân, không phải phụ thuộc vào con cái. Mặc dù đã được tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện, nhưng năm nay mức đóng tăng lên gấp hơn 2 lần, nên gia đình chúng tôi gặp khó khăn trong việc lo kinh phí. Nếu được Thành phố hỗ trợ thêm, chúng tôi sẽ cố gắng cân đối tài chính để tham gia", bà Tính cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23