Hà Nội đề xuất không cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công
Tăng cường kết nối, cung ứng nhân lực cho doanh nghiệp Bình Dương: "Giám đốc" sống ảo, hay nói đạo lý trên mạng xã hội bị bắt vì tội cướp giật tài sản |
Chiều 24/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của DNNN trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Các DNNN đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Cập nhật tình hình các DNNN hoạt động trên địa bàn, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh cho biết, đến đầu năm 2022, Hà Nội còn 27 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 29 doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư.
Tổng vốn chủ sở hữu tại 27 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước là 22.175 tỷ đồng. Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, cung cấp các sản phẩm có tính đặc thù như cấp thoát nước, chiếu sáng đô thị, thủy lợi, công viên, cây xanh, vệ sinh môi trường.
Các doanh nghiệp tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, có vai trò quan trọng đối với việc bảo đảm an sinh xã hội, có đóng góp tích cực trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
“Trong giai đoạn 2016-2020, về cơ bản, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 8.654 tỷ đồng, số phát sinh phải nộp ngân sách là 9.579 tỷ đồng”, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thủ tướng Chính phủ với các DNNN tại điểm cầu Hà Nội. |
Công tác sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp giai đoạn 2016-2021 của Thành phố mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đã được Thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện theo đề án và chỉ đạo của Trung ương.
Các doanh nghiệp trước khi triển khai được từng bước xử lý tồn tại về công nợ, tài chính, tài sản. Công tác xây dựng phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa được chú trọng, đã xây dựng và xác định rõ các mục tiêu, nguyên tắc làm cơ sở rà soát, thu hồi về thành phố các địa điểm nhà đất sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện còn chưa đạt mục tiêu đề ra do các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn còn nhiều tồn tại, vướng mắc về tài chính, tài sản, đất đai chưa được giải quyết dứt điểm. Cơ chế, chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn mặc dù đã được rà soát, bổ sung nhưng khi áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập. Tác động của dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và một số lĩnh vực về cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công.
Xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc
Về phương hướng và giải pháp tập trung triển khai, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nêu, sẽ tiếp tục nắm giữ quyền đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp do nhà nước đầu tư vốn của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, căn cứ tình hình thực tế của Thành phố để xem xét chưa thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư đối với các doanh nghiệp có hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công hoặc sản phẩm đặc thù, doanh nghiệp có tính đặc thù.
Đối với các doanh nghiệp có khó khăn, vướng mắc, tồn tại kéo dài về tài chính, tài sản, đặc biệt là việc quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất thì xem xét, đề xuất chưa thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025; chuyển giao quyền đại diện phần vốn nhà nước về các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác để thực hiện quản lý theo quy định; đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc.
Hà Nội cần có các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công do Thành phố giữ 100% vốn điều lệ để phục vụ nhiệm vụ chính trị. (Ảnh minh họa) |
Thành phố chỉ thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025 đối với các doanh nghiệp đủ điều kiện để triển khai, bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật.
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh cũng đề xuất, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Đổi mới phát triển doanh nghiệp thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 theo nội dung Báo cáo số 354/BC-UBND ngày 6/12/2021.
Trong đó, đề nghị thống nhất với đề xuất của Thành phố cho phép chưa thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với 13 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và 6 doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư. Trong giai đoạn 2021-2025, khi các doanh nghiệp đủ điều kiện để triển khai, Thành phố tiếp tục đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung vào danh mục doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
Thành phố kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổng rà soát nguồn lực đất đai của các doanh nghiệp Trung ương trên địa bàn Thành phố và xây dựng phương án sử dụng hợp lý, đúng pháp luật, tránh lãng phí, đặc biệt là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất; bóc tách làm rõ diện tích đất phục vụ sản xuất, kinh doanh và diện tích đất không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không hiệu quả; đề xuất cho phép thí điểm cơ chế khoán lợi tức và thưởng khi có lợi tức vượt mức khoán cho DNNN.
Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nhấn mạnh Hà Nội là Thủ đô trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các sự kiện lớn về chính trị, ngoại giao của cả nước.
“Với vị trí là Thủ đô của cả nước, Hà Nội cần có các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công do Thành phố giữ 100% vốn điều lệ để phục vụ nhiệm vụ chính trị; vì thế, trước mắt và lâu dài, đề xuất không thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn tại các doanh nghiệp này”, Chủ tịch UBND Thành phố Chu Ngọc Anh nêu kiến nghị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (25/11): Dự báo giá xăng dầu thế giới và trong nước sẽ tăng mạnh trong tuần mới?
Tỷ giá USD hôm nay 25/11: Tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.295 đồng
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Dự báo giá vàng tuần từ 25-30/11: Giá vàng sẽ tăng hay giảm?
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong thanh, thiếu niên
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/11: Sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng
Giá vàng hôm nay 25/11: Chưa có dấu hiệu giảm
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13