Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đề xuất khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa bằng quy định ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi đầu tư trong các luật hiện hành như ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp, giảm, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp...
Đề xuất chính sách để xây dựng Hà Nội thành trung tâm khoa học, đổi mới sáng tạo Đề xuất Thủ đô được ban hành các cơ chế đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn

Sáng 4/10, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển văn hóa và giáo dục Thủ đô. Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến đồng chủ trì Hội thảo.

Bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm cho văn hóa

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Thủ đô có bề dày hàng nghìn năm văn hiến, và chỉ có Thủ đô thì trong Nghị quyết 15, Bộ Chính trị mới đặt là văn hiến. Đó là đặc trưng, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phải phát huy như thế nào?

“Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học có những góc nhìn đa chiều giúp cho Thủ đô có những chính sách và hoạch định được các chính sách này vào trong luật”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố nói.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc Hội thảo.

Hội thảo đã nghe bà Phạm Thị Lan Anh, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội trình bày đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Thủ đô.

Theo đó, Thành phố bố trí tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm để chi đầu tư cho văn hóa, kết hợp với huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội nhằm nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, các công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, lịch sử trên địa bàn Thủ đô. Khuyến khích sáng tạo, phát triển giá trị văn hóa tinh thần mới dựa trên di sản; đảm bảo hài hoà với phát triển kinh tế, giáo dục, du lịch văn hóa.

Khuyến khích người dân, doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa bằng quy định ưu đãi đầu tư cao hơn mức ưu đãi đầu tư trong các luật hiện hành. Cụ thể, ưu đãi về giao đất, cho thuê đất, giảm tiền sử dụng đất, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm khuyến khích cá nhân, tổ chức đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; áp dụng thuế suất 5% hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của doanh nghiệp đầu tư trong các ngành công nghiệp văn hóa.

Thủ đô được quy định chính sách hỗ trợ, đãi ngộ, tôn vinh đối với nghệ nhân di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ nghệ nhân bảo vệ, truyền dạy cho đội ngũ kế cận, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng ở trong nước và ở nước ngoài. Mức hỗ trợ cao hơn mức Trung ương quy định theo khả năng cân đối ngân sách của Thủ đô.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
Bà Phạm Thị Lan Anh trình bày đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Thủ đô.

Đồng thời, Thành phố được lập Quỹ bảo vệ di sản và phát triển văn hóa Thủ đô để đầu tư cho nghiên cứu, bảo vệ di sản văn hóa, hỗ trợ hoạt động giáo dục, quảng bá và sáng tạo dựa trên di sản văn hóa Thủ đô.

Văn hóa chưa thực sự trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực

Báo cáo của Thành phố cho thấy, Hà Nội luôn xác định, coi trọng phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là trung tâm trong chính sách phát triển bền vững của Thủ đô. Giai đoạn 2016-2020, chi đầu tư phát triển văn hóa tăng 30% so với thời kỳ trước. Thủ đô Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước trở thành thành viên mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO.

Với số lượng di tích đứng đầu cả nước gồm 5.922 di tích các loại, trong đó có 5 di sản thế giới, Thành phố đã triển khai và đạt được một số kết quả tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Thủ đô; quan tâm tới việc vinh danh các nghệ nhân trong lĩnh vực Di sản văn hóa phi vật thể...

Tuy nhiên, bên cạnh đó, phát triển văn hóa và con người Hà Nội chưa xứng tầm với vai trò, vị thế của Thủ đô, chưa thực sự trở thành nguồn sức mạnh, nguồn động lực cho cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Thủ đô.

Việc bảo tồn, khai thác, phát huy vai trò của văn hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập chưa tương xứng với các tiềm năng, thế mạnh, bề dày văn hóa lịch sử Thủ đô.

Hệ thống thiết chế văn hóa cả ở cấp Thành phố và cơ sở còn thiếu, chưa đồng bộ; hiệu quả sử dụng chưa cao. Xã hội hóa và huy động, sử dụng nguồn lực xã hội trong lĩnh vực văn hoá còn bất cập. Lĩnh vực văn học nghệ thuật chưa huy động được hết tiềm năng sáng tạo và tâm huyết của trí thức - văn nghệ sỹ, chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác văn hóa chưa được chú trọng đúng mức.

Phát triển công nghiệp văn hóa; quảng bá văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đạt kết quả như mong muốn. Văn hóa ứng xử của người dân trong gia đình và nơi công cộng chuyển biến chưa đồng đều, thiếu bền vững...

Hợp tác công tư” trong lĩnh vực văn hóa

PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cho rằng, Luật Thủ đô cần tạo ra khung pháp lý cho việc hoạch định các chính sách đặc thù đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá.

Hà Nội: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa
PGS.TS Đặng Văn Bài phát biểu tham luận tại Hội thảo.

Hà Nội có nhiều đặc thù và lợi thế về tiềm năng cho phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, mà phần lớn các tài nguyên và lợi thế của Hà Nội lại hội tụ trong di sản văn hoá làng, trong các làng nghề và phố nghề. Đó là các khu vực đông đặc các di sản văn hoá đang chịu áp lực rất lớn của quá trình đô thị hoá và xây dựng nông thôn mới. Từ thực tế của Hà Nội, cần xem xét vấn đề đầu tư cho phát triển văn hoá và bảo tồn di sản văn hoá trong chương trình mục tiêu quốc gia về “Đại chấn hưng văn hoá Việt Nam”.

Cho rằng hệ thống sông, hồ của Hà Nội là những yếu tố quan trọng tạo nên sức sống đặc thù ở Thủ đô, PGS. TS Đặng Văn Bài cho rằng, đã đến lúc phải có cơ chế chính sách đặc thù làm sống lại, thức tỉnh các chức năng, thế mạnh của sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và sông Nhuệ để tạo lập những cảnh quan sinh thái điển hình dọc theo đôi bờ các dòng sông lớn.

“Với tư cách là thành viên trong hệ thống các thành phố sáng tạo của UNESCO, tôi nghĩ lãnh đạo Thành phố cần đầu tư nhiều hơn nữa cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hoá, trong đó có ưu tiên cho phát triển du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng trên nền tảng “kinh tế nông nghiệp” ở các vùng quê ở ngoại ô. Đặc biệt là tạo lập các không gian sáng tạo cho phát triển văn hoá”, ông Bài góp ý kiến.

Đồng thời, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia cũng cho rằng, đã đến lúc cần xây dựng cơ chế phù hợp cho việc vận hành mô hình “hợp tác công tư” trong lĩnh vực văn hoá nhằm điều hoà lợi ích của các bên có liên quan: Cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá, cộng đồng cư dân địa phương, các doanh nghiệp tư nhân và các nhà khoa học với tư cách tư vấn.

PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam đánh giá cao các đề xuất chính sách phát triển văn hóa của Hà Nội, đặc biệt là việc chi 2% tổng ngân sách Thành phố cho văn hóa là chính sách vượt trội. Tuy nhiên, để chính sách thật sự khả thi, ông Trụ cho rằng, cần làm rõ cơ sở khoa học thực tiễn để đề ra chỉ tiêu chi 2% tổng ngân sách Thành phố cho văn hóa, nêu cụ thể như chi đầu tư cho bảo vệ di sản, chi cho các hoạt động văn hóa của các đoàn thể không...

Phát biểu kết luận Hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Hồng Tuyến đánh giá các ý kiến góp ý của các chuyên gia, nhà khoa học đều tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện tình cảm với Hà Nội. Với sự chia sẻ, tham gia ý kiến đánh giá, góp ý của các cơ quan, chuyên gia, nhà khoa học sẽ giúp cho Bộ Tư pháp, thành phố Hà Nội củng cố vững chắc hơn nữa về cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) khả thi, đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong thời gian tới.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11: Đêm và sáng trời lạnh

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/11, trời nhiều mây, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng.
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.

Tin khác

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động