Hà Nội: Đưa học sinh trở lại trường an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, Thường trực Thành ủy đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3. UBND Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng phương án, trong đó lưu ý đến các giải pháp tổ chức bảo đảm an toàn, linh hoạt, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Học sinh lớp 1 đến lớp 6 tại 12 quận nội thành Hà Nội trở lại trường từ ngày 21/2 Duy trì biện pháp an toàn phòng chống dịch trong suốt thời gian chùa Hương mở cửa đón khách

Chiều 17/2, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch Covid-19 chủ trì phiên họp giao ban trực tuyến với Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch.

An toàn phòng, chống dịch, đảm bảo chất lượng giáo dục

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương thông tin, tuần vừa qua (11/2-16/2/2022), thành phố trung bình ghi nhận 3.366 ca bệnh/ngày, tăng so với tuần trước đó. Toàn Thành phố hiện có 536/579 xã, phường, thị trấn cấp ở cấp độ 1; 43/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; không có xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3 và cấp độ 4. Thành phố đã tiêm được 15.108.345 mũi vắc xin phòng dịch Covid-19.

Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, Hà Nội có 299 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động với hơn 192.000 học sinh, sinh viên. Kể từ ngày 14/2, khi Thành phố cho phép, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã triển khai công tác đón tiếp học sinh, sinh viên quay trở lại học bình thường.

Hà Nội: Đưa học sinh trở lại trường an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, qua quá trình kiểm tra, công tác phòng, chống dịch tại 40 đơn vị cho thấy, các điều kiện, cơ cở vật chất, vệ sinh ở lớp học, nhà xưởng thực hành, ký túc xá… về cơ bản đã đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế; tâm lý học viên phấn khởi khi được học trực tiếp.

Tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng xây dựng kế hoạch đón học sinh, sinh viên và diễn tập nếu như có trường hợp F0 tại nhà trường… Các nhà trường cũng chủ động cập nhật thông tin cấp độ dịch từng địa phương, tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo linh hoạt với hình thức là trực tiếp tại trường và trực tuyến (với học sinh, sinh viên F0, F1); xây dựng kế hoạch cho học sinh, sinh viên, đi thực tập tại các doanh nghiệp để đủ các điều kiện tham gia vào thị trường lao động.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội cho hay, đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường. “Trong tháng 3 tất cả các trường sẽ cho sinh viên quay trở lại trường. Chúng tôi đã có kế hoạch phối hợp với Sở Y tế Hà Nội rà soát, tổ chức tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho sinh viên”, ông Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

Về lộ trình cho học sinh đi học lại, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cho biết, ngành Giáo dục Hà Nội đã tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 của 18 huyện, thị xã; học sinh lớp 7 - lớp 12 của 12 quận trở lại trường. Từ ngày 21/2, tiếp tục tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đến trường... “Sở Giáo dục và Đào tạo đang dự thảo xin ý kiến Thành phố từ ngày 1/3, nếu diễn biến dịch trong phạm vi cho phép sẽ cho cấp Mầm non đi học trên tinh thần tự nguyện, thống nhất với phụ huynh”, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Để đón học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận trở lại trường từ 21/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Thành phố, giám sát đôn đốc các nhà trường triển khai các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và đảm bảo chất lượng giáo dục. Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các quận, huyện tổ chức diễn tập cho học sinh đi học trở lại; Ban Chỉ đạo chống dịch các quận, huyện, thị xã bàn giao hoàn trả cơ sở giáo dục cho các nhà trường thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn để sẵn sàng đón học sinh trở lại khi Thành phố cho phép…

Tại hội nghị, các quận, huyện, thị xã đã báo cáo về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt là việc đón học sinh trở lại trường học với các giải pháp phòng, chống dịch linh hoạt đảm bảo an toàn sức khỏe cho giáo viên và học sinh. Đại diện lãnh đạo các quận cũng khẳng định đã sẵn sàng phương án, kịch bản đón học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 quay lại học trực tiếp từ 21/2.

Từng bước đảm bảo cho học sinh quay trở lại học bán trú

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng khẳng định, tình hình dịch bệnh của Thành phố vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh vẫn đang khá phức tạp. Chính vì vậy, các cấp, ngành cần nâng cao nhận thức, chủ động trong công tác phòng, chống dịch; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức trách nhiệm của cá nhân trong công tác phòng, dịch cho bản thân, gia đình, cộng đồng; thực hiện nghiêm túc quy định “5K”.

Hà Nội: Đưa học sinh trở lại trường an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, cực đoan
Toàn cảnh phiên họp.

Nhấn mạnh việc đưa học sinh đi học trở lại trường học trực tiếp là cần thiết, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng yêu cầu các cấp, ngành, địa phương vào cuộc tích cực, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, chủ động phối hợp với các nhà trường triển khai nghiêm túc công tác phòng, chống dịch, bảo đảm tổ chức dạy học an toàn.

Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, thời gian qua, Thành phố đã triển khai đồng bộ công tác đưa học sinh trở lại trường, được người dân, nhà trường, học sinh đón nhận với tinh thần phấn khởi. Để duy trì lâu dài việc tổ chức dạy học trực tiếp, Thành phố yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường hỗ trợ cho các nhà trường; đảm bảo cho học sinh từng bước quay trở lại học bán trú.

Ông Chử Xuân Dũng thông tin, Thường trực Thành ủy đã thống nhất lộ trình cho trẻ mầm non trở lại trường từ ngày 1/3; giao Sở Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng phương án, đề xuất, tham mưu về nội dung này, trong đó lưu ý đến các giải pháp tổ chức bảo đảm an toàn, linh hoạt, đáp ứng nguyện vọng của người dân.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng lưu ý, nhắc nhở công tác phòng, chống dịch tại các địa phương là đặc biệt quan trọng. Cần thường xuyên rà soát, kiểm tra, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, đảm bảo luôn chủ động kiểm soát dịch bệnh trong mọi tình huống. Không được để tình trạng người dân nhiễm bệnh gọi y tế nhưng không được hỗ trợ, hướng dẫn và điều trị.

Nghiên cứu xây dựng lộ trình để học sinh tiểu học được trở lại trường học với các sinh hoạt bình thường trong đó có ăn bán trú. Nguyên tắc “đảm bảo an toàn nhất mới cho trẻ mầm non đến trường, đưa học sinh trở lại an toàn, hiệu quả nhưng không cứng nhắc, không cực đoan”.

Các Sở, ngành, địa phương đang mở cửa các hoạt động trở lại, song song với đó phải gắn liền với các giải pháp phòng, chống dịch. Không chỉ xây dựng kế hoạch chung chung mà cần phải có những biện pháp cụ thể để kiểm soát một cách chủ động tình hình dịch bệnh.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động