Hà Nội ghi nhận thêm 274 ca sốt xuất huyết
Quận Hai Bà Trưng chủ động phòng, chống sốt xuất huyết Gia tăng ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố Chương Mỹ: Chủ động các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết |
Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Thành phố ghi nhận 2.050 ca mắc sốt xuất huyết, giảm 54,5% so với cùng kỳ năm 2023.
![]() |
Nhân viên y tế phun hóa chất diện rộng phòng ngừa sốt xuất huyết. |
Ngoài ra, tuần qua, Thành phố ghi nhận 15 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8 quận, huyện: Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Ứng Hòa; tương đương so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 87 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 28 ổ dịch đang hoạt động.
Theo CDC Hà Nội nhận định, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Dự báo, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ngoài sốt xuất huyết, số ca mắc tay chân miệng, ho gà trong tuần qua cũng gia tăng. Cụ thể, tuần qua, Thành phố ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, tăng 11 ca so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Thành phố ghi nhận 1.818 ca mắc (tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng. Hiện, còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.
Dịch bệnh tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học tiếp nhận trẻ đi học trở lại.
Tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 7 ca mắc ho gà, tăng 2 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Thành phố ghi nhận 222 ca mắc ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã. Bệnh nhân chủ yếu là trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
CDC Hà Nội đề nghị, Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các khu vực có bệnh nhân, ổ dịch. Đồng thời, tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có ca bệnh, ổ dịch, không để ổ dịch diễn biến kéo dài.
Cùng với đó, ngành Y tế phối hợp ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố tổ chức giám sát phát hiện trẻ mắc bệnh, triển khai các hoạt động xử lý dịch bệnh, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại trường học khi có bệnh nhân, ổ dịch. Với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm

Dự báo giá xăng dầu tuần tới: Giá xăng có thể tăng 600-800 đồng/lít

Dự báo tỷ giá tuần tới: Giá USD trong nước tăng nhẹ

“Tiền mất bực mang” vì bị lừa mua tài khoản xem phim bẻ khoá

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động
Tin khác

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi
Y tế 20/04/2025 11:01

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại
Y tế 20/04/2025 11:01

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số
Y tế 19/04/2025 19:03

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo "nóng" về quản lý, kiểm soát giết mổ động vật
Y tế 18/04/2025 14:11

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây dựng Bệnh viện Vinmec Cần Giờ theo chuẩn Quốc tế
Y tế 18/04/2025 13:22

Bộ Y tế: Thuốc giả không xâm nhập được vào bệnh viện công lập
Y tế 18/04/2025 06:36

Hoàn thành xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai vào 15/7, Bệnh viện Việt Đức vào 15/9
Y tế 18/04/2025 06:34

Thuốc giả hậu quả thật
Y tế 17/04/2025 20:51

Bệnh viện thu hồi sữa Hofumil Gold Plus
Y tế 17/04/2025 17:08

Nguy kịch, suy hô hấp nặng do biến chứng sởi ở người lớn
Y tế 17/04/2025 15:47