Hà Nội ghi nhận thêm 73 ca sốt xuất huyết
Ghi nhận thêm 34 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Hà NộiKhông chủ quan khi mắc sốt xuất huyếtHà Nội ghi nhận thêm 38 trường hợp mắc sốt xuất huyết |
Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 14 đến 21/6), trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 19 quận, huyện, trong đó chủ yếu ghi nhận tại huyện Đan Phượng với 41 ca mắc. Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn Thành phố có 856 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Diệt loăng quăng, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết. |
Ngoài ra, tuần qua trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 2 ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Tính đến nay, Thành phố có 14 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng); cụm 10 xã Tân Hội (huyện Đan Phượng); khu tập thể E4 Thái Thịnh, phường Trung Liệt (quận Đống Đa) và thôn Phương Mạc, xã Phương Đình (huyện Đan Phượng). Riêng ổ dịch tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng đến nay đã ghi nhận 89 bệnh nhân.
Theo kết quả giám sát dịch của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tại một số khu vực ổ dịch cũ, ổ dịch đang hoạt động có chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc gia tăng trong thời gian tới. Điển hình như giám sát ổ dịch đang hoạt động tại thôn Bãi Tháp và Đồng Vân (huyện Đan Phượng) ngày 18/6 tại 21 hộ gia đình khu vực thôn Đồng Vân ghi nhận chỉ số BI = 42,8%, ổ bọ gậy tập trung tại các chậu cây cảnh, bể, xô, thùng.
Cùng với đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội tiếp tục tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Ứng Hòa, Gia Lâm, Hoàn Kiếm, Sóc Sơn, Đống Đa, Thanh Xuân, Chương Mỹ và Thường Tín.
Cũng trong tuần qua, một số dịch bệnh trên địa bàn Thành phố có số ca mắc giảm. Cụ thể, Thành phố ghi nhận 9 ca ho gà (giảm 7 ca so với tuần trước đó); 47 ca tay chân miệng (giảm 4 ca so với tuần trước). Hầu hết là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch. Một số dịch bệnh khác như: Uốn ván, não mô cầu, sởi, rubella, liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản không ghi nhận ca mắc trong tuần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ấn tượng chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô”
Đồng Nai: Kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (10/11): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Tỷ giá USD hôm nay (10/11): Đồng USD thị trường tự do giảm mạnh
Giá vàng hôm nay 10/11: Vàng tiếp tục sụt giảm ở cả trong nước và thế giới
Dự báo giá vàng tuần tới: Đà “lao dốc” sẽ còn tiếp diễn
Tin khác
Phải hoàn thiện cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức trong 6 tháng
Y tế 09/11/2024 18:24
Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi
Y tế 08/11/2024 16:29
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
Y tế 07/11/2024 15:06
Người đàn ông bất ngờ mắc uốn ván dù không có vết thương ngoài da
Y tế 07/11/2024 08:14
30 năm phớt lờ bướu giáp, cụ bà bị khó thở kéo dài
Y tế 06/11/2024 18:07
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25