Hà Nội: Tạm dừng mua trang thiết bị từ nguồn chi thường xuyên để dồn lực phòng, chống Covid-19

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm từ giảm hội họp, đi công tác, Thành phố đã quyết định tạm dừng mua sắm trang thiết bị từ nguồn chi thường xuyên (trừ các nội dung liên quan đến mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch) để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội.
Trong 15 ngày giãn cách xã hội tới phải làm quyết liệt hơn, thực chất hơn nữa Các cấp Công đoàn huyện Thanh Oai góp sức đẩy lùi dịch Covid-19 Thành ủy Hà Nội chỉ đạo 12 nhiệm vụ cấp bách phòng, chống dịch Covid-19

Tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội chiều 6/8, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, sau gần 2 tuần thực hiện Chỉ thị 17 của Ủy ban nhân dân Thành phố, chủ trương của Hà Nội là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17 thêm 15 ngày, đến 6 giờ ngày 23/8.

Phân tích về quyết định này, ông Nguyễn Văn Phong đánh giá, từ ngày 24/7 đến nay, sau gần 2 tuần, Chỉ thị 17 đã đạt được những kết quả tích cực ban đầu. Kết quả đó là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân, các doanh nghiệp, các đơn vị từ Trung ương đến Thành phố đã đồng tình, ủng hộ. Dư luận xã hội cũng như các chuyên gia đánh giá việc Thành phố thực hiện Chỉ thị 17 từ ngày 24/7 là đúng, trúng, kịp thời.

undefined
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Tuy nhiên, theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, bên cạnh những mặt được vẫn có khó khăn, phức tạp, đặc biệt là diễn biến dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Bởi Hà Nội là trung tâm cả nước, đầu mối giao thông trọng điểm quốc gia nên thực tế Hà Nội không thể "đóng cứng", vẫn có giao thương, vận chuyển hàng hóa.

Xung quanh Hà Nội, các tỉnh vẫn có dịch. Trên địa bàn Thành phố, các ca bệnh nằm rải rác ở khắp 30 quận, huyện, thị xã, trong đó nhiều quận, huyện có số ca mắc lớn như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Trì, Đông Anh… Dịch bệnh đã xâm nhập vào những nơi rất phức tạp như khu công nghiệp, chợ, siêu thị, bệnh viện, các khu dân cư đông người... Đặc biệt, nhiều ca bệnh không rõ nguồn lây. "Chính vì thế, nếu dừng việc giãn cách thì những thành quả, những kết quả đạt được trong thời gian giãn cách vừa qua khó mà đảm bảo được", ông Phong nói.

Cho rằng, việc giãn cách là cần thiết để khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong giai đoạn này cũng là cần thiết để củng cố, nâng cao năng lực của ngành Y tế, giữ thế chủ động một cách toàn diện, trên tất cả các mặt trong công tác phòng, chống dịch bệnh. "Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình như vậy, qua báo cáo của các ngành, tư vấn của chuyên gia, Thành phố quyết định thực hiện Chỉ thị 17 thêm 15 ngày", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

Với quan điểm luôn luôn chủ động, không lơ là, mất cảnh giác và chuẩn bị cao hơn một bước so với diễn biến tình hình dịch bệnh, Hà Nội đã có nhiều chủ trương, biện pháp. Ông Nguyễn Văn Phong cho biết, vừa qua, Thành phố đã đưa vào sử dụng một bệnh viện, trung tâm thu dung, điều trị những người mắc F0 thể nhẹ tại Đền Lừ, Hoàng Mai với quy mô 1.000 giường và tới đây tiếp tục đưa vào hoạt động thêm 5.000 giường.

Chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đối với Ủy ban nhân dân Thành phố là trong thời gian ngắn nhất phải chuẩn bị 30.000 chỗ để thu dung, điều trị các ca F0 thể nhẹ. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đã có đề án phân bổ thêm 2.500 giường bệnh cho Hà Nội; phối hợp với Thành phố thần tốc xây dựng bệnh viện dã chiến tại Hoàng Mai với quy mô 500 giường.

Song song với đó, Thành phố cũng chỉ đạo các quận, huyện chủ động thêm mỗi đơn vị từ 3.000-5.000 giường cách ly F1. Bên cạnh việc mua sắm trang thiết bị, bổ sung năng lực cho hệ thống y tế, Hà Nội cũng làm việc với các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện tư nhân trên địa bàn để cùng phối hợp trong xét nghiệm cũng như điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Xác định cuộc chiến phòng, chống dịch còn dài, nên Hà Nội cũng có nhiều giải pháp phân công lại nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị nhằm giảm tải cho các lực lượng tuyến đầu để có thể đảm bảo hoạt động trong thời gian dài, nhất là y tế, lực lượng vũ trang, công an.

undefined
Quang cảnh cuộc họp

Theo ông Nguyễn Văn Phong, bên cạnh các chính sách chung của Chính phủ, Hà Nội cũng đã rà soát, quyết định hỗ trợ thêm cho các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, (ngoài 12 nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ). Nhiều đơn vị, địa phương cũng đã có những mô hình, cách làm hiệu quả, góp phần chăm lo tốt cho đời sống người dân. "Đây là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân Hà Nội cùng chăm lo cho các đối tượng khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Văn Phong thông tin, Hà Nội đã quyết định trong giai đoạn hiện nay, để tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch và đảm bảo an sinh xã hội, bên cạnh tiết kiệm chi thường xuyên, tiết kiệm từ giảm hội họp, đi công tác, Thành phố quyết định tạm dừng mua sắm trang thiết bị từ nguồn chi thường xuyên, trừ các nội dung liên quan đến mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, xuyên suốt công tác phòng, chống dịch thì Thành phố luôn xác định, sự đồng lòng của nhân dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị mang tính quyết định thành công hay không thành công. Chính vì thế, từ đồng chí Bí thư Thành ủy đến cả Thành ủy đều thống nhất phải tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn, thực chất hơn, sâu sát hơn công tác phòng, chống dịch; trong đó tập trung động viên, khích lệ, đề cao và phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở; vai trò của người dân, tự nguyện, tự giác tham gia công tác phòng, chống dịch.

Chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chỉ thị 17 của Thành phố, ông Nguyễn Văn Phong cho biết, Thành phố xác định đây là một việc mới, khó, chưa có tiền lệ nên Thành phố đã nhanh chóng tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, như việc giảm ùn tắc ở cửa ngõ, hoạt động vận chuyển hàng hóa, cấp phép cho các công trình xây dựng cấp thiết, đảm bảo an toàn... và sẽ tiếp tục điều chỉnh. "Tinh thần là chủ động, bám sát thực tiễn, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, nhất là các quận, huyện, người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Phong một lần nữa nhấn mạnh, những kết quả bước đầu trong thời gian vừa qua là tổng hợp của các yếu tố, trong đó có sự chỉ đạo của Trung ương, sự hỗ trợ của Bộ Y tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố, đặc biệt là sự vào cuộc trách nhiệm của các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố trong việc tuyên truyền, tạo sự đồng thuận. "Tinh thần là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17 của Thành phố quyết liệt, thực chất hơn; tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn có thể thực hiện các giải pháp cao hơn mức Chỉ thị 16 của Thủ tướng", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

Hãy cài đặt Bluezone để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người. Để cài đặt ứng dụng này trên điện thoại, cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang https://www.bluezone.gov.vn hoặc trực tiếp tải về tại App Store hay CH Play.

Bước 2: Sau khi tải về, ứng dụng sẽ yêu cầu cho phép sử dụng Bluetooth để ghi nhận tiếp xúc với những người dùng đã cài đặt Bluezone khác. Nếu chưa mở Bluetooth, hãy kéo thanh thông báo trạng thái và bật Bluetooth; hoặc vào Cài đặt, chọn Bluetooth và bật lên.

Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bấm Quét xung quanh. Nếu có người ở gần bạn dưới 2m đã sử dụng Bluezone, ứng dụng sẽ tự động nhận diện những người dùng này và xếp vào danh sách đã tiếp xúc.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

Hải Phòng: Hơn 1.000 người diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 12/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp thành phố năm 2024 tại tổ hợp khách sạn Sheraton Hải Phòng, Trung tâm thương mại Vincom Plaza, Cụm rạp chiếu phim CGV, địa chỉ tại phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng. Buổi diễn tập có sự tham gia của hơn 1.000 người và hàng trăm phương tiện xe cơ giới của nhiều lực lượng trên địa bàn thành phố.
Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024

Hải Phòng: Huyện An Dương biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện An Dương, thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và Biểu dương phong trào thi đua “Hai tốt” năm học 2023 - 2024. Ông Lê Khắc Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng tham dự Hội nghị.
Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Đồng USD thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (13/11): Tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố mức 24.267 VND/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

Giá xăng dầu hôm nay (13/11): Vẫn duy trì mức thấp

(LĐTĐ) Hôm nay (13/11/2024), giá dầu thế giới dao động quanh mức thấp nhất trong hai tuần qua, khi tiếp tục đi ngang xuất phát từ dự báo giảm về nhu cầu dầu của OPEC cùng với tác động của USD tăng giá. Cụ thể, giá dầu WTI duy trì ở mức 67,99 USD/thùng, giảm nhẹ 0,07% (tương đương giảm 0,05 USD/thùng), trong khi dầu Brent đạt 71,75 USD/thùng, giảm 0,11% (tương đương giảm 0,08 USD/thùng)​
Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

Giá vàng hôm nay (13/11): Giá vàng trong nước và thế giới vẫn miệt mài giảm

(LĐTĐ) Sáng nay (13/11), giá vàng thế giới đã xuyên thủng ngưỡng 2.600 USD/ounce về mức 2.597,9 USD/ounce. Trong nước, vàng nhẫn tròn trơn về quanh ngưỡng 83 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất trong vòng một tháng qua.
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội ngày 13/11: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/11, khu vực Hà Nội trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

Truy tố nhóm đối tượng cho vay nặng lãi, ném mắm tôm ép người vay trả nợ

(LĐTĐ) Nguyễn Văn Thành và các đồng phạm đã góp vốn, lập trang web, vận hành đường dây "bốc bát họ" với lãi suất lên đến 292%. Khi người vay trả tiền không đúng thời hạn, nhóm này sẽ đòi nợ bằng thủ đoạn ném mắm tôm và dầu luyn vào nhà khách hàng, nhằm đe dọa và ép họ phải trả nợ.

Tin khác

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Muôn

(LĐTĐ) Chiều 12/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024, tại khu dân cư thôn Muôn, xã Tuyết Nghĩa (huyện Quốc Oai).
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh

Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trải qua hơn 20 năm, việc tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư đã trở thành nét đẹp truyền thống, đưa công tác Mặt trận về với cộng đồng, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân.
EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt

EVNHANOI khuyến cáo không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi rao vặt

(LĐTĐ) Hiện nay, các biển "Cấm lại gần, cấm sờ, có điện nguy hiểm chết người”… trên các trạm biến áp, tủ điện bị che lấp bởi những tờ rao vặt, làm mất đi tính cảnh báo và tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo các hộ kinh doanh lựa hình thức quảng cáo phù hợp, không tận dụng trạm điện, tủ điện làm nơi dán quảng cáo, rao vặt.
Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm

Nghệ nhân kể chuyện bằng ngôn ngữ của gốm

(LĐTĐ) Mới đây, tại Nhà triển lãm mỹ thuật số 16 Ngô Quyền (Hà Nội), nghệ nhân Trần Nam Tước đã tổ chức triển lãm “Nam Tước - Hồn của đất”. Triển lãm như một không gian thu nhỏ về đất, về nước, về những câu chuyện đời thường được kể bằng ngôn ngữ của gốm.
Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

Sắp khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3

(LĐTĐ) Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 29/11 đến ngày 3/12/2024 tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội).
Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

Thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc"

(LĐTĐ) Ngày 11/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động thi đua xây dựng "Trường học hạnh phúc" năm học 2024 - 2025 tại Trường Tiểu học Phúc Diễn.
Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 11/11, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Công văn số 1339-CV/TU về việc triển khai Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Yên Bình

(LĐTĐ) Chiều 11/11, tại Nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn tham dự ngày hội.
6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024

6 ý tưởng vào chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 296/KH-UBND tổ chức vòng chung khảo Cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2024.
Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

Mong chờ Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024

(LĐTĐ) Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024 sẽ diễn ra vào ngày 17/11 tại Hà Nội, vinh danh trang phục truyền thống. Sự kiện thu hút 300 - 500 người, bao gồm các đoàn chiến hành, kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động