Hà Nội: Giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu quận Tây Hồ phải giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây, coi đây là nguồn lực và phát triển bền vững của Tây Hồ. Quận phải xây dựng Đề án tổng thể, đồng bộ với sự tham gia của các sở, ngành để chung tay giải quyết các vấn đề về môi trường, hạ tầng, cảnh quan “phải giữ được hồ Tây cho đúng nghĩa là báu vật quốc gia”.
Hà Nội: Phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân Phát huy thế mạnh của thanh niên Thủ đô trong chuyển đổi số Công đoàn huyện Thanh Oai chăm lo tốt đời sống người lao động

Ngày 11/1, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã làm việc với Quận ủy Tây Hồ về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2020 - 2023 và nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Hà Nội: Giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây
Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Quận ủy Tây Hồ

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến đã báo cáo khái quát những kết quả nổi bật của địa phương đạt được trong thời gian qua. Theo đó, kinh tế tiếp tục duy trì ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng. Tổng thu ngân sách năm 2023 đạt 119% kế hoạch năm; tổng chi ngân sách đạt 93% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra.

Tại buổi làm việc, quận Tây Hồ đề xuất Thành phố cho phép quận đầu tư các dự án thuộc phân cấp của Thành phố, như: Xây dựng tuyến đường ngoài đê sông Hồng trên địa bàn quận Tây Hồ; xây dựng tuyến đường Nguyễn Hoàng Tôn, thuộc địa bàn quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm; xây dựng tuyến đường từ Lạc Long Quân đến Cống Đõ, phường Bưởi.

Quận Tây Hồ cũng kiến nghị Thành phố giao quận thực hiện dự án xây dựng Khu nhà tái định cư tại X1, phường Phú Thượng, với 828 căn hộ; giao quận thực hiện giải phóng mặt bằng và làm chủ đầu tư xây dựng quỹ nhà tái định cư đối với ô đất CT4 thuộc Khu tái định cư Xuân La; Hỗ trợ kinh phí để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường Hồ Tây.

Nêu 3 dự án trọng điểm (Bệnh viện Tim cơ sở 2, dự án Nhà hát Opera và Khu văn hóa đa năng Quảng An, dự án cầu Tứ Liên), quận Tây Hồ đề nghị Thành phố sớm triển khai thực hiện 3 dự án trên để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận trong thời gian tới…

Hà Nội: Giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, với sự phân cấp, ủy quyền của Thành phố và định hướng phát triển của quận Tây Hồ, sẽ góp phần khai thông một số vướng mắc.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong lưu ý, tuy đã phân cấp, ủy quyền cho quận về quản lý hồ Tây, nhưng Thành phố vẫn phải có trách nhiệm, không để kéo dài. Phấn đấu trong khoảng từ 3-5 năm để dứt điểm về hạ tầng, tạo điều kiện cho quận phát triển. Bên cạnh đó, quận cũng có kế hoạch xây dựng giữ gìn bảo tồn các nguồn gen thực vật đặc trưng để giữ được nguyên gốc, có thể lập 1 khu bảo tồn gắn với du lịch: như xây dựng chợ hoa, cây cảnh…

Nhấn mạnh phải coi hồ Tây là tiềm năng, giá trị cốt lõi để phát triển, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu, trước hết, đội ngũ lãnh đạo quận Tây Hồ phải có khát vọng, phải có tầm nhìn, đưa ra được kiến nghị có tầm khu vực, quốc tế. Phải sớm thành lập được Ban quản lý Hồ Tây với Đề án phát triển nghiêm túc, bài bản.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng, để phát triển không gian văn hóa hồ Tây, cả về tâm linh, môi trường, mua sắm, gắn với văn hóa hồ Tây… phải có cách làm đồng bộ, bài bản, giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường nước, hạ tầng khu vực hồ, các tuyến giao thông kết nối... Quận cũng có thể nghiên cứu phương án xây dựng những khu phố điển hình để người dân có thể hoán đổi, chia lại không gian sống, tổ chức lại trật tự đô thị, từ đó tạo không gian mới, người dân được tham gia vào quá trình phát triển đô thị. Thành phố sẽ đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện để quận triển khai thực hiện.

Hà Nội: Giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây
Quang cảnh buổi làm việc

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cho biết, để khai thác hồ Tây và khu vực bãi sông Hồng, hiện đã có quy hoạch 2 bờ sông, do đó, quận Tây Hồ cần sớm triển khai một số dự án, như: Dự án xây dựng tuyến đường ngoài đê sông Hồng trên địa bàn quận Tây Hồ, góp phần giải quyết ách tắc trên tuyến Âu Cơ; Dự án Nhà hát Opera tại khu Đầm Trị, Khu văn hóa đa năng Quảng An để nâng cao giá trị khu vực hồ Tây.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đánh giá cao những kết quả của quận Tây Hồ đã đạt được, thể hiện được khát vọng phát triển.

“Quận luôn đi tiên phong trong thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, không trông chờ, ỷ lại, không né tránh trách nhiệm”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu quận Tây Hồ phải giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây, coi đây là nguồn lực và phát triển bền vững của Tây Hồ. Quận phải xây dựng Đề án tổng thể, đồng bộ với sự tham gia của các sở, ngành để chung tay giải quyết các vấn đề về môi trường, hạ tầng, cảnh quan “phải giữ được hồ Tây cho đúng nghĩa là báu vật quốc gia”.

Hà Nội: Giữ gìn và khơi thông được giá trị hồ Tây
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm nhà lưu niệm Bác Hồ tại phường Phú Thượng (quận Tây Hồ).

Bên cạnh đó, quận Tây Hồ phải quan tâm công tác rà soát, đào tạo đội ngũ cán bộ, chọn lựa cán bộ có năng lực để bố trí vào các công việc phù hợp, tạo chuyển biến tích cực. Thành phố sẽ đồng hành với quận, tăng cường nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ.

Cơ bản đồng tình với các kiến nghị, đề xuất của quận Tây Hồ, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị quận xây dựng lộ trình thực hiện rõ ràng, rõ tiến độ từ nay đến năm 2030, trong đó, tập trung các dự án liên quan đến hồ Tây và kết nối quanh hồ Tây tạo sự thay đổi về diện mạo của hồ Tây về môi trường, quản lý đô thị, hệ thống giao thông tĩnh và động để tạo điểm nhấn.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Xem thêm
Phiên bản di động