Hà Nội: Hơn 13.300 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4

Bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, thành phố Hà Nội sẽ chi 13.362 tỷ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4 (Dự án thành phần 1.1). Theo kế hoạch sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.
Hà Nội: Tạo sự lan tỏa những mô hình hay, cách làm hiệu quả Phối hợp thực hiện công tác dân vận trong giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-UBND phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội là chủ đầu tư tổng thể (trong đó đồng thời thực hiện di chuyển công trình điện cao thế từ 110kV đến 500kV); chủ đầu tư các dự án thành phần hạng mục xây dựng các khu tái định cư là UBND các huyện Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

Hà Nội: Hơn 13.300 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án đường Vành đai 4
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần

Dự án thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện gồm: Hà Đông, Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín với tổng diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt Quốc gia là khoảng 812,07 ha (diện tích trong chỉ giới khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vuốt nối đường giao thông hiện hữu khoảng 15,30 ha); diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín).

Đồng thời, cải tạo, di chuyển 1 đoạn tuyến thuộc khoảng cột số 82-83 đường dây 500 kV mạch kép Thường Tín - Phố Nối, chiều dài tuyến cải tạo khoảng 2,13 km thuộc địa bàn xã Vân Tảo - Thường Tín; cải tạo, di chuyển 9 đoạn tuyến đường dây 220 kV trên địa bàn các xã Tân Dân - Sóc Sơn, xã Kim Hoa - Mê Linh, xã Đông La - Hoài Đức, xã Nhị Khê, Văn Bình, Ninh Sở - Thường Tín và phường Yên Nghĩa, Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 20,02 km; cải tạo, di chuyển 6 đoạn tuyến đường dây 110 kV trên địa bàn các xã Thanh Lâm - Mê Linh, xã Đức Thượng, An Thượng - Hoài Đức, xã Văn Bình - Thường Tín và phường Phú Lãm - Hà Đông, tổng chiều dài khoảng 8,45 km.

Dự án được chia thành các dự án thành phần hạng mục, gồm: Xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Mê Linh tương ứng với 3 dự án tại 3 xã: Văn Khê; Đại Thịnh và Chu Phan; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Đan Phượng tương ứng tại 2 xã Hạ Mỗ và Hồng Hà; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Hoài Đức tương ứng với 2 dự án tại 2 xã Đức Thượng và Đông La; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thanh Oai tương ứng với 2 dự án tại 2 xã: Cự Khê và Tam Hưng; xây dựng các khu tái định cư trên địa bàn huyện Thường Tín tương ứng với 4 dự án tại 4 xã: Khánh Hà; Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo.

Giá trị tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 là 13.362 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110 kV đến 500 kV là 530,02 tỷ đồng; xây dựng các khu tái định cư là 960,87 tỷ đồng; chi phí lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư tổng thể là 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan của dự án đầu tư tổng thể là 611,19 tỷ đồng.

Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2024 (hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024).

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội gồm 7 dự án thành phần, trong đó, 3 dự án thực hiện giải phóng mặt bằng theo hình thức đầu tư công, 3 dự án đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức PPP (đối tác công - tư).

Tổng chiều dài Dự án khoảng 112,8 km, bao gồm: 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Dự án sẽ giải phóng mặt bằng theo quy mô mặt cắt ngang hoàn chỉnh với chiều rộng từ 90 m - 135 m; thực hiện đầu tư phân kỳ đường cao tốc với quy mô 4/6 làn xe, hạn chế tốc độ 80 km/h với chiều rộng 17 m với 8 nút giao liên thông hoàn chỉnh và các lối ra vào đường cao tốc đảm bảo khai thác an toàn, hiệu quả. Đầu tư phân kỳ đường song hành (không liên tục) với quy mô mỗi bên rộng 12 m.

P.Ngân

Bài viết cùng chủ đề

Dự án đường Vành đai 4

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai:  Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thanh Oai: Khởi công dự án chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 20/9, huyện Thanh Oai tổ chức Lễ khởi công xây dựng dự án mở rộng, nâng cấp Tỉnh lộ 429A và xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) Kim Bài. Đây là công trình được thành phố Hà Nội lựa chọn khởi công chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

Người bệnh có thể tra cứu thông tin trong Hệ thống thông tin về khám, chữa bệnh

(LĐTĐ) Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh sẽ hỗ trợ việc gửi dữ liệu khám bệnh chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế, giúp người dân tra cứu được lịch sử khám chữa bệnh.
Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thị sát công trường thi công đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 13/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội đi kiểm tra tình hình thi công dự án và làm việc với các bên liên quan.
Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hà Nội sắp đối thoại với doanh nghiệp Khu công nghệ cao Hòa Lạc

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 4/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, thảo luận, giải đáp, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, các kiến nghị, đề xuất của các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Xuân an vui trên khu tái định cư

Xuân an vui trên khu tái định cư

(LĐTĐ) Sớm bàn giao mặt bằng, các hộ dân giao đất phục vụ tuyến đường Vành đai 4 đi qua huyện Thường Tín, Hà Nội, rất phấn khởi được đón Tết tại nơi ở mới. Người dân đang khẩn trương hoàn thiện những ngôi nhà mới tại các khu tái định cư.
Nhịp sống trên những công trình

Nhịp sống trên những công trình

(LĐTĐ) Hơi thở mùa Xuân đang len lỏi trên từng con phố và trên mỗi miền quê. Nơi đại công trường Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô cũng vậy. Tại đây, đội ngũ kỹ sư, công nhân các đơn vị đã và đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ của công trình trọng điểm quốc gia. Xuân đang đến gần trong khí thế thi đua lao động sôi nổi, tươi mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động làm đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Ngày 30/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã đi thăm, chúc Tết và tặng quà động viên công nhân, người lao động đang làm việc trên công trường dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên.
Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản theo cơ chế đặc thù cho dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo nguồn cung đúng, đủ, kịp thời; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản với các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cho xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

Hiệu quả nhìn từ dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, với Dự án Vành đai 4, Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình.
Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

Giải phóng mặt bằng là "then chốt" thúc đẩy các dự án mở rộng đô thị cán đích

(LĐTĐ) Tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án phát triển hạ tầng được đẩy mạnh triển khai. Thực tế cho thấy, với công tác này, việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất là khâu quan trọng trong quá trình phát triển và triển khai dự án, để phát triển kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng.
Hà Nội: Tập trung cho Dự án Vành đai 4

Hà Nội: Tập trung cho Dự án Vành đai 4

(LĐTĐ) Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung cho Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn, hiệu quả.
Xem thêm
Phiên bản di động