Hà Nội: Hơn 1,5 triệu người thi tìm hiểu về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức sau 1 tháng đã thu hút 1.512.991 người tham gia dự thi, trở thành cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật có số lượng người dự thi cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn Hà Nội.
Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng Hơn 233.000 thí sinh thi “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến”

Cuộc thi bắt đầu từ ngày 1/8/2023 và kết thúc vào 24h00 ngày 1/9/2023, với đối tượng dự thi là công dân Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cho biết đã trả lời đúng tất cả các câu hỏi trắc nghiệm, em Nguyễn Nhật Mai, sinh viên K47 khoa Pháp luật thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ: Cuộc thi thật sự rất hữu ích, giúp em hiểu đầy đủ thông tin về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến.

Nhờ trả lời các câu hỏi, em đã hiểu rõ thế nào là định danh điện tử, xác thực điện tử, ứng dụng VneID... biết được tài khoản định danh điện tử mức độ 1, mức độ 2 tích hợp những thông tin gì, sau khi kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thành công có thể thực hiện những dịch vụ công trực tuyến nào, cần bảo mật tài khoản định danh điện tử ra sao...

Hà Nội: Hơn 1,5 triệu người thi tìm hiểu về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến
Cuộc thi được tổ chức trực tuyến giúp người dân dễ dàng tham gia.

Anh Nguyễn Văn Lực, trú tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì cho hay, cuộc thi có những thông tin khiến anh cảm thấy rất thú vị như giúp người dự thi hiểu được 12 số trên Thẻ Căn cước công dân (3 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố hoặc quốc gia nơi công dân khai sinh; 1 chữ số tiếp theo là mã giới tính và mã thế kỷ sinh của công dân; 2 số tiếp theo là mã năm sinh của công dân và 6 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên).

“Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm giúp tôi hiểu rõ hơn các thông tin được tích hợp trên Thẻ Căn cước công dân gắn chíp, biết có thể sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch, các thủ tục hành chính mà không phải mang theo nhiều loại giấy tờ. Đáng yên tâm là thông tin cho biết chíp gắn trên căn cước công dân không có chức năng định vị, theo dõi công dân, Thẻ căn cước công dân gắn chíp có độ bảo mật cao”, anh Lực nói.

Còn ông Nguyễn Minh Họa (trú tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ) cho biết, qua dự thi, ông đã có thêm nhiều thông tin hữu ích khi cần làm các dịch vụ công trực tuyến, biết có thể làm thủ tục đổi giấy phép lái xe trực tuyến, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VssID có thể tra cứu những tính năng gì... “Tôi thấy việc phổ biến pháp luật qua các cuộc thi tìm hiểu dạng này rất dễ hiểu, dễ nhớ”, ông Họa nói.

Kết thúc cuộc thi cho thấy, khá nhiều đơn vị có số người tham gia dự thi đông như: Huyện Đông Anh có 231.995 người tham gia dự thi; huyện Hoài Đức có 255.119 người tham gia dự thi, quận Cầu Giấy có 212.887 người tham gia dự thi, quận Thanh Xuân có 103.439 người tham gia dự thi, quận Bắc Từ Liêm có 93.233 người tham gia dự thi...

Hà Nội: Hơn 1,5 triệu người thi tìm hiểu về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến
Nhiều học sinh, sinh viên tham gia cuộc thi.

Bên cạnh đó, khối sở, ngành cũng có nhiều đơn vị có số lượng dự thi đông như Sở Giáo dục và Đào tạo với 8.858 người tham gia dự thi, Công an Thành phố với 4.008 người tham gia dự thi; Sở Y tế có 3.963 người tham gia dự thi, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 1.971 người tham gia dự thi…

Hiện nay, Ban Giám khảo Cuộc thi đang chấm thi đối với phần thi tự luận theo Thể lệ Cuộc thi. Theo đó, Ban Giám khảo cuộc thi Thành phố, quận, huyện, thị xã triển khai chấm sơ khảo bằng hình thức lựa chọn 1.000 bài dự thi hợp lệ có điểm phần thi trắc nghiệm cao nhất, có tham gia bài thi tự luận để chấm phần thi tự luận, gồm 700 bài dự thi đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên và 300 bài dự thi đối với người dưới 18 tuổi.

Cuộc thi sẽ được Ban Tổ chức Thành phố trao giải cá nhân và tập thể. Giải cá nhân gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 20 giải Ba và 20 giải Khuyến khích (dành cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 18 tuổi trở lên). Giải tập thể gồm 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 10 giải Ba dành cho các cơ quan, tổ chức, địa phương có số người tham gia cao nhất, nộp bài đúng hạn, có hình thức tổ chức tốt việc tuyên truyền về cuộc thi.

Theo Ban Tổ chức, cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” nhằm phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến, từ đó tạo đồng thuận để người dân tích cực tham gia, sử dụng ứng dụng VNeID, dịch vụ công trực tuyến trong các giao dịch hàng ngày; giúp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cư trú trên địa bàn Thành phố nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến.

Đồng thời, cuộc thi nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam (9/11) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về định danh điện tử và dịch vụ công trực tuyến” do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức sau 1 tháng đã thu hút 1.512.991 người tham gia dự thi, trở thành cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật có số lượng người dự thi cao nhất từ trước tới nay trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều đơn vị có số người tham gia dự thi đông như: Huyện Đông Anh có 231.995 người tham gia dự thi; huyện Hoài Đức có 255.119 người tham gia dự thi, quận Cầu Giấy có 212.887 người tham gia dự thi, quận Thanh Xuân có 103.439 người tham gia dự thi, quận Bắc Từ Liêm có 93.233 người tham gia dự thi...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Tiếp lửa hành trình “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn

Thiên chức làm cha, làm mẹ luôn là đích đến, là khát khao cháy bỏng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân. Với nhiều người, đó là việc tưởng chừng đơn giản. Nhưng với các cặp vợ chồng hiếm muộn, khát khao ấy là một hành trình dài phải trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, trở ngại tâm lý và cả những lo lắng về tài chính.
Công đoàn ngành Y tế  Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng Công nhân và Tháng ATVSLĐ

Vừa qua, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025.
Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Danh sách 16 loại thuốc giả chưa được cấp đăng ký lưu hành

Sau vụ phát hiện 21 loại thuốc giả, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) yêu cầu rà soát lại quy trình mua thuốc, cung ứng thuốc, tình hình cung ứng thuốc trong thời gian qua tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Nữ công nhân môi trường bị xe máy đâm tử vong trong đêm

Vào khoảng 0h30 ngày 21/4, một nữ công nhân môi trường đã bị tai nạn khi đang làm nhiệm vụ tại khu vực tòa nhà Hateco Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.
Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (21/4): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (21/4), giá dầu thế giới vừa ghi nhận tuần tăng mạnh, kết thúc chuỗi hai tuần sụt giảm. Đà tăng chủ yếu đến từ các yếu tố hỗ trợ nguồn cung và tâm lý kỳ vọng vào cải thiện quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,85 USD/thùng, tăng 3,20%, giá dầu WTI ở mốc 64,45 USD/thùng, tăng 3,54%.
“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

“Cha tôi, người ở lại” tập 28: Bố Chính “lột xác” vì tình yêu, Đại loay hoay giữ An

Tập 28 của bộ phim truyền hình ăn khách “Cha tôi, người ở lại” hứa hẹn mang đến một làn gió mới đầy cảm xúc pha trộn giữa lãng mạn - hài hước - cảm động, khi bố Chính bất ngờ “bảnh bao” lạ thường bên cạnh cô Tuệ Minh, còn Đại tiếp tục khổ sở “giữ vị trí” trong lòng An.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động