Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín

(LĐTĐ) Ngày 15/10, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thai Oai và huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” trên địa bàn của 2 huyện này.
Từ ngày 6 -10/10: Diễn ra Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022 Nhiều giải pháp để quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP Hà Nội: Khai trương điểm bán, giới thiệu sản phẩm OCOP tại quận Hoàng Mai

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thanh Oai được khai trương tại cửa hàng số 545, Quốc lộ 21B, thôn Thanh Lương, xã Bích Hòa.

Từ nhiều năm nay, huyện Thanh Oai đã trở thành vựa lúa, rau, sản phẩm làng nghề nổi tiếng khắp miền Bắc với các thương hiệu như: gạo thơm Bối Khê, gạo Bồ Nâu, cam canh Kim đường; giò chả Ước Lễ, tương Cự Đà, bánh cuốn Thanh Lương, gạo Tam Hưng… Huyện cũng đã xây dựng, phát triển 57 sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng (52 sản phẩm 4 sao, 5 sản phẩm 3 sao) trên cơ sở sản phẩm truyền thống của địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá đến người tiêu dùng và du khách đến với xã Bích Hòa nói riêng và huyện Thanh Oai.

Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín
Khai trương Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai

Chia sẻ tại Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại xã Bích Hòa (huyện Thanh Oai), ông Nguyễn Trọng Khiển, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết, huyện Thanh Oai xác định OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn quan trọng nhằm phát triển nội lực, gia tăng giá trị; là nhiệm vụ và giải pháp trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Qua đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân.

Chương trình OCOP thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn. Thông qua chương trình, người sản xuất nhận thức được tiềm năng của mình, học hỏi được các yêu cầu bắt buộc về sản xuất an toàn, bền vững, từ đó phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng và giá trị, mẫu mã sản phẩm.

“Việc phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của Thành phố trên địa bàn huyện Thanh Oai nhằm giới thiệu đến quý khách hàng sản phẩm đặc trưng được kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm, cũng như sự bảo đảm của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm. Qua đó, góp phần thúc đẩy liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng cường quảng bá các sản phẩm rộng rãi trên thị trường trong và ngoài huyện”, ông Nguyễn Trọng Khiển nhấn mạnh.

Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín
Khai trương Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thường Tín với gần 100 sản phẩm OCOP

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thường Tín được tổ chức tại Hợp tác xã hoa cây cảnh và dịch vụ Hồng Vân (xã Hồng Vân) với gần 100 sản phẩm của 13 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất với các mặt hàng rau, củ, quả, thịt lợn, các sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ…

Ông Bùi Công Thản, Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho biết, huyện Thường Tín hiện có 152 sản phẩm của 17 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh được đánh giá và phân hạng OCOP năm 2019 - 2021, trong đó 140 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 12 sản phẩm 3 sao; riêng ngành thực phẩm có 64 sản phẩm đều là những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng… Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm có thế mạnh, đặc trưng của địa phương nhằm giúp các doanh nghiệp, làng nghề, cơ sở sản xuất tiêu thụ sản phẩm, tăng cường tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín
Cửa hàng số 545, Quốc lộ 21B, thôn Thanh Lương, xã Bích Hòa là điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP mới trên địa bàn huyện Thanh Oai (Hà Nội)

“Thời gian tới, hai Điểm bán sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện tiếp tục kết nối, đưa nhiều sản phẩm OCOP về Điểm bán hơn nữa để phục vụ người tiêu dùng. UBND huyện cũng sẽ tiếp tục phát triển các điểm OCOP trên địa bàn để giới thiệu, bán các sản phẩm chất lượng, đặc sắc của địa phương nhằm đẩy mạnh Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” có ý nghĩa thiết thực đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng trên địa bàn huyện”, ông Bùi Công Thản cho hay.

Phát biểu tại lễ khai trương 2 Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn 2 huyện Thanh Oai và Thường Tín, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về triển khai Chương trình OCOP đến năm 2025; Kế hoạch của UBND Thành phố phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với địa điểm kinh doanh, du lịch làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 nhằm nâng cao giá trị sản xuất và tạo thương hiệu cho nông sản, sản phẩm các quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội; thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm, giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các địa phương rà soát, lựa chọn, đưa vào vận hành các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các quận, huyện, thị xã để giới thiệu, kết nối sản phẩm OCOP của Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố phục vụ người tiêu dùng.

Hà Nội khai trương 2 Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thanh Oai và Thường Tín
Điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại huyện Thường Tín, ngoài các sản phẩm thực phẩm, rau, củ quả còn bày bán nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống

Vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề trên địa bàn huyện Thanh Oai, Thường Tín và thành phố Hà Nội trong thời gian tới, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Thế Hiệp đề nghị các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP, các làng nghề tại huyện Thanh Oai, Thường Tín tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động giao thương, hội chợ, hoạt động xúc tiến thương mại do Sở Công Thương cùng các Sở, ngành tổ chức, Chương trình luôn ưu tiên cho sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề tham gia để quảng bá, giới thiệu, kết nối tiêu thụ, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh khu vực nông thôn.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng mong muốn, UBND huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín tiếp tục quan tâm, phát triển thêm các Điểm OCOP, đồng thời giao nhiệm vụ các đơn vị vận hành Điểm OCOP đẩy mạnh kết nối sản phẩm OCOP của huyện, các địa phương khác của Hà Nội và các tỉnh, Thành phố để Chương trình OCOP được quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế tại địa phương...

Gần đây, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện vận hành, tổ chức các Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

Chương Mỹ: Cán bộ xã “3 cùng” với người dân vùng ngập lụt sơ tán tập trung

(LĐTĐ) Khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và lũ rừng ngang, đến ngày 19/9, huyện Chương Mỹ đã sơ tán hơn 2.100 hộ dân, với trên 8.800 nhân khẩu đến nơi an toàn. Việc di dời người dân bị ngập lũ đến nơi an toàn và chăm sóc họ chu đáo được các cấp chính quyền huyện Chương Mỹ quan tâm, triển khai hiệu quả.
Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Công đoàn chung tay hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng bởi bão số 3

(LĐTĐ) Được sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông, trong 2 ngày (18 - 19/9), Công đoàn một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông đã đến thăm, tặng quà các gia đình học sinh, đoàn viên công đoàn, người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và hoàn lưu cơn bão gây ra với số tiền hỗ trợ là 63 triệu đồng.
Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

Hà Nội: Đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ người tiêu dùng

(LĐTĐ) Nhằm góp phần kết nối đa dạng nguồn cung hàng hóa từ các tỉnh, thành phố phục vụ người dân sau cơn bão số 3, từ ngày 19 - 23/9, Sở Công Thương Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố và Tuần hàng quảng bá, giới thiệu và bán nông sản thực phẩm tại các kênh phân phối tại Hà Nội. Điều này khẳng định, nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành luôn dồi dào, sẵn sàng cung ứng trong mọi trường hợp.
Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

Festival Thu Hà Nội 2024: Tinh gọn quy mô nhưng vẫn nhiều trải nghiệm hấp dẫn

(LĐTĐ) Tối nay (20/9), Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 sẽ được khai mạc. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024); nhằm quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa và du lịch của Hà Nội - mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến với những nét đẹp độc đáo riêng.
Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

Quận Tây Hồ: Trao quà mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 20/9, Ban Dân vận Quận ủy, Ban Chỉ huy Quân sự quận Tây Hồ tổ chức chương trình tặng quà thực hiện mô hình Dân vận khéo “Thắm tình quân dân” năm 2024.
Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Nghiêm cấm bao che, giấu khuyết điểm cho cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ xem xét trách nhiệm của thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có nhiều người vi phạm nồng độ cồn, không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của lực lượng thực thi công vụ…
Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Phòng: Phân bổ kinh phí hỗ trợ 15 quận, huyện khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố - Thường trực Ban Vận động, cứu trợ thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định phân bổ kinh phí trên 47 tỷ đồng hỗ trợ các quận, huyện khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi).

Tin khác

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

Kết nối tiêu dùng “xanh”: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, sản xuất và sử dụng sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang là một xu hướng được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất coi trọng. Ở Việt Nam, mặc dù nhiều người dân đã lựa chọn mua sắm qua các kênh tiêu dùng “xanh” để bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường… tuy nhiên, việc kết nối tiêu dùng “xanh” vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhận thức và trách nhiệm với xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

Khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam

(LĐTĐ) Sáng nay (14/9), Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức lễ khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam (phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý) và trao ủng hộ 500 suất quà là nhu yếu phẩm ủng hộ các gia đình bị thiệt hại do bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

Thêm một tài xế trúng 9 triệu đồng nhờ uống Trà Dr Thanh

(LĐTĐ) Anh Thân Đỗ Thành, 27 tuổi, trú tại khu phố Ngọc Liên, phường Điện An, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đã trở thành khách hàng may mắn tiếp theo của chương trình “Xé nhãn Trà Dr Thanh, 1 lần trúng x9 lần quà” khi trúng 9 triệu đồng nhờ giải khát với Trà Dr Thanh.
Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

Nguồn cung ổn định, người dân không nên tích trữ thực phẩm quá mức cần thiết

(LĐTĐ) Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các địa phương vẫn đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết thiết đến các vùng bị chia cắt do bão, lũ. Vì thế, Bộ Công Thương khuyến cáo, người dân bình tĩnh, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và lực lượng chức năng khắc phục thiệt hại; dự trữ nguồn như yếu phẩm đủ dùng, không tích trữ quá mức cần thiết để ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề do bão gây ra.
Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Xử lý nghiêm với hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong việc phòng chống lụt bão… Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa, cũng như tăng cường quản lý thị trường, mới đây Bộ Công Thương đã có Công điện chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hoá lưu thông; đảm bảo không để xảy ra các vi phạm liên quan đến găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

Hà Nội: Cơ bản các điểm bán hàng đã mở hoạt động bình thường sau bão

(LĐTĐ) Đánh giá về tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày 8/9, sau khi cơn bão số 3 đi qua, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

Hà Nội: Hết cảnh "cháy hàng", người dân thoải mái mua thực phẩm

(LĐTĐ) Theo trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (7/9), cơn bão số 3 đã tiến sâu vào đất liền. Thời điểm này, tại Hà Nội, dù trời đang mưa và gió lớn, tuy nhiên, hoạt động mua sắm tại các chợ dân sinh, siêu thị, cửa hàng tiện ích… vẫn diễn ra bình thường; hàng hoá, nhu yếu phẩm vẫn dồi dào, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó cơn bão số 3

(LĐTĐ) Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính) yêu cầu các đơn vị có phương án chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ quốc gia để tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

Chống gian lận thương mại điện tử: Đâu là giải pháp căn cơ?

(LĐTĐ) Thời gian qua, hoạt động mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang cho thấy sự phát triển rất nhanh chóng, song người tiêu dùng lại đang dần mất niềm tin với hoạt động này. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan, trong khi đó, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh. Vậy, đâu là giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn vấn đề gian lận trong thương mại điện tử (TMĐT)?
Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thủ đô qua hoạt động xúc tiến thương mại

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm chú trọng đến việc đầu tư, quy hoạch và phát triển làng nghề. Đặc biệt, phát huy thế mạnh của vùng đất “trăm nghề”, Thành phố đã đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh, xây dựng và phát triển các sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và chất lượng… Qua đó, tạo niềm tin với người tiêu dùng và góp phần nâng cao thương hiệu cho nông sản Thủ đô vươn xa.
Xem thêm
Phiên bản di động