Hà Nội khẩn trương khắc phục khó khăn cho người dân vùng ngập lụt

Do ảnh hưởng của bão số 2 và mưa lũ, trong vài ngày qua, địa bàn một số huyện của Hà Nội như Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai đã bị ảnh hưởng, nhiều đoạn đê, đường giao thông nông thôn, nhà ở người dân, hoa màu... bị ngập nước. Ðáng chú ý, sau nhiều ngày không có mưa lớn, mực nước các sông vẫn ở mức báo động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
EVN hỗ trợ 150 triệu đồng giúp người dân vùng ngập lụt Chương Mỹ Người dân vùng ngập lụt Hà Tĩnh phấn khởi khi được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí Bám sát tình hình mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân vùng ngập lụt

Nhiều địa phương bị thiệt hại do lũ

Do ảnh hưởng của bão số 2 và rìa bắc rãnh áp thấp kết hợp với hội tụ gió trên cao, từ ngày 22 đến ngày 30/7, trên địa bàn huyện Quốc Oai có mưa lớn, tổng lượng mưa gần 484 mm.

Hà Nội khẩn trương khắc phục khó khăn cho người dân vùng ngập lụt
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài động viên các lực lượng làm nhiệm vụ tại vùng lũ xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai ngày 29/2.

Mưa lớn kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về làm mực nước sông Tích dâng cao, gây ngập úng một số khu dân cư, gồm hơn 500 hộ dân trên địa bàn. Trong đó, xã Cấn Hữu, Đông Yên, là địa bàn bị ngập sâu nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đi lại của người dân.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, đến 17h giờ ngày 30/7, mưa lũ đã làm ngập gần 790 ha đất sản xuất nông nghiệp; gây sạt lở đê bao Phú Bình, xã Phú Cát và gây ra bốn sự cố sạt trượt mái đê hữu Ðáy tại các xã: Sài Sơn, Ðồng Quang và Tân Hòa. Cung sạt trượt có chiều dài từ 12m đến 30m, đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn của các tuyến đê đang bị ngâm nước dài ngày.

Tại huyện Thạch Thất, mực nước trên sông Tích cũng dâng cao, tại điểm đo ở xã Kim Quan, mực nước sông Tích cao hơn mức báo động cấp III là 25 cm. Do mực nước sông Tích lên cao gây ngập úng cục bộ ở một số khu vực ven sông Tích như: Xóm Trại (thôn Phú Đa 2, xã Cần Kiệm), xóm Sông thôn Ngoại Thôn xã Phú Kim, chủ yếu ngập đường giao thông ngõ xóm, một số hộ ngập sân, bậc hè, chưa phải di dời.

Tính đến 9 giờ ngày 31/7, tổng diện tích bị ngập úng là 158ha, trong đó diện tích ngập trắng không có khả năng phục hồi là 131,4ha, ngập sâu 26,6ha. Mưa lớn gây ngập úng diện tích lúa và hoa màu ở 16/22 xã, thị trấn.

Hà Nội khẩn trương khắc phục khó khăn cho người dân vùng ngập lụt
Ngập sâu tại huyện Chương Mỹ khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Còn tại huyện Chương Mỹ, Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, lượng mưa từ 7 giờ ngày 22/7 đến 11 giờ ngày 31/7 lên đến hơn 408 mm, kết hợp với nước lũ từ rừng ngang tràn về đã làm mực nước sông Bùi dâng cao nhanh.

Mưa lũ đã làm 651m kênh mương bị hư hỏng; 6.135m đê bị ngập thuộc địa bàn 10 xã Tốt Động, Đông Sơn, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần - Phú; đê hữu Bùi tại vị trí tường kè thôn Đừn, xã Tốt Động xuất hiện hiện tượng rò rỉ qua chân tường kè dài khoảng 200m; Trạm bơm Lải Cao xã Tân Tiến bị ngập sâu trong nước; 103 cầu, cống, đập bị hư hỏng; 114.450m đường giao thông nội đồng bị ngập…

Hơn 1.480 hộ dân ở 20 thôn, xóm bị ngập nhà cửa từ 0,5 - 2m; hơn 1.500 hộ bị ngập lối đi. Hàng nghìn héc ta lúa, rau màu, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại…

Bám sát tình hình, chủ động ứng phó

Theo các huyện thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 nói chung và công tác ứng phó với cơn bão số 2 và mưa lớn nói riêng, các huyện Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công tác chuẩn bị theo phương chẩm “bốn tại chỗ”, kịp thời đầu tư kinh phí nâng cấp các công trình để điều, thủy lợi đã cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Khi có bão, lũ, thiên tai, các huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn các huyện đã chủ động triển khai các phương án phòng chống thiên tai được phê duyệt, thường xuyên giao ban, kiểm tra cơ sở, chỉ đạo trực tiếp công tác phòng, chống, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Với tỉnh thần phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khần trương và hiệu quả, công tác ứng phó với cơn bão số 2, mưa lớn và các thiên tai, sự cổ khác… nhằm, giảm thiểu tối đa thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra.

Hà Nội khẩn trương khắc phục khó khăn cho người dân vùng ngập lụt
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Đặng Thị Phương Hoa thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng bởi ngập lụt.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn và các tình huống thiên tai có nguy cơ tiếp tục xảy trong thời gian tới, các huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và ổn định đời sống cho nhân dân. Trong đó, chủ động hướng dẫn nhân dân có biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, máy móc, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

Đồng thời, tiếp tục cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men phòng, chống dịch tả, đau mắt hột và các bệnh ngoài da cho người dân; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố cung cấp hàng cứu trợ, đảm bảo đời sống của nhân dân kịp thời, đúng đối tượng.

Chỉ đạo đảm bảo an toàn đê điều, các hồ chứa, các công trình thủy lợi; triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều và các công trình thủy lợi để chủ động ứng phó khi xảy ra mưa bão, lũ; thực hiện phương án phục hồi sản xuất trong thời gian sớm nhất. Tăng cường lực lượng ứng trực đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; tuần tra kiểm soát, không để xảy ra tình trạng trộm cắp tài sản của nhân dân.

Được biết, thời gian qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến khu vực chậm lũ của Thành phố, nơi thường xuyên bị ngập lụt. Tuy nhiên, trước diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, khó lường, ảnh hưởng của mưa lũ đến đời sống người dân ngày càng lớn.

Ngày 29/7, tại buổi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả úng ngập tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã biểu dương và đánh giá cao tinh thần chủ động phòng chống lũ lụt của cấp ủy, chính quyền và người dân, góp phần hạn chế tối đa thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Bí thư Thành ủy Hà Nội chỉ đạo các huyện phải đặt an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu, nếu cần thiết có thể sơ tán người dân đến nơi ở an toàn. Bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố do mưa lũ, không bị động trước các tình huống. Về lâu dài, phải tính đến phương án bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chỗ ở, quan tâm đến người già, cô đơn, yếu thế, người tàn tật...

Bên cạnh đó, Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu, khi nước rút, các địa phương phải khẩn trương chỉ đạo ổn định sớm cuộc sống cho người dân; quan tâm công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Nhiều kết quả nổi bật trong hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh

Những năm gần đây, hoạt động của Công đoàn thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) luôn hiệu quả, thiết thực. Ban Chấp hành Công đoàn thị trấn và đoàn viên công đoàn luôn nhiệt tình, trách nhiệm trước mỗi công việc, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của cơ quan trên các mặt công tác đề ra.
Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Nhóm "quái xế" tông tử vong cô gái dừng chờ đèn đỏ lĩnh án

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (thành phố Hà Nội) mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây tai nạn giao thông, khiến một cô gái tử vong khi dừng đèn đỏ ở đường Trần Hưng Đạo. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" và "Gây rối trật tự công cộng".
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Trong thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã làm tốt công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trong đó, thường xuyên giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

Làm việc an toàn, về nhà bình an - đó không chỉ là mong muốn của người lao động, mà còn là mục tiêu mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây luôn hướng tới trong công tác chăm lo, bảo vệ người lao động. Không dừng lại ở những khẩu hiệu hay các buổi tuyên truyền khô cứng, thời gian qua, LĐLĐ thị xã đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, mang thông điệp về an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với từng công nhân, từng phân xưởng, từng mái nhà.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức, Hà Nội, luôn chú trọng quan tâm chăm lo cho lao động nữ, qua đó góp phần giúp chị em hăng say trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.

Tin khác

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động