Hà Nội kiên định mục tiêu lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm để phục vụ

Chiều 22/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã có buổi tiếp và làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan, đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Đối thoại chính sách cao cấp Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Nới lỏng, nhưng tuyệt đối không lơi lỏng Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ra mắt giao diện mới và app mobile Hà Nội: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô

Cùng dự có Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Trọng Đông.

Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore V. Balakrishnan cho biết, trong suốt 48 năm kể từ ngày thiết lập ngoại giao, Việt Nam và Singapore luôn là đối tác thương mại lớn. Đặc biệt trong vài năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Singapore vào Việt Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu - đặc biệt là ở các Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).

undefined
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Singapore V. Balakrishnan. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore cũng bày tỏ ngưỡng mộ bề dày lịch sử và văn hoá của Hà Nội, cho rằng vẻ đẹp cổ kính xen lẫn yếu tố hiện đại đã tạo ra nét riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, do đó cần được bảo tồn và phát huy song song với nỗ lực phát triển và hiện đại hoá đô thị.

Nhấn mạnh tương lai nằm ở công nghệ số tạo ra nhu cầu về những đô thị xanh, bền vững, thông minh, Bộ trưởng V. Balakrishnan cho rằng Hà Nội và Singapore có thể chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong các vấn đề này, do đó mong muốn nhận được những chia sẻ của Bí thư Thành ủy về kế hoạch, ưu tiên phát triển của Hà Nội để cùng tìm ra cơ hội củng cố, tăng cường hợp tác thời gian tới.

Cho rằng những vấn đề Bộ trưởng V. Balakrishnan nêu ra là rất cấp thiết đối với Hà Nội, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ khái quát về tình hình phát triển của Thủ đô thời gian qua, trong đó nhấn mạnh Thành phố đang trải qua quá trình đô thị hoá mạnh mẽ với một đột phá để tăng trưởng kinh tế là thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Hà Nội hiện đứng thứ hai toàn quốc với 19,42% số dự án thu hút FDI, 10,2% vốn đầu tư đăng ký của cả nước, trong đó đầu tư của Singapore đứng thứ hai với tổng số vốn đăng ký 9,38 tỷ USD.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Thủ đô hiện hướng tới xây dựng Thành phố xanh, văn hiến, văn minh và hiện đại, Thành phố thông minh, giữ vững danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, do đó sẽ duy trì tốc độ phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

undefined
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chụp ảnh lưu niệm với Bộ trưởng Ngoại giao Singapore V. Balakrishnan. (Ảnh: Nguyễn Hải)

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nêu rõ, Hà Nội đang quy hoạch lại nhiều mặt với tinh thần chung là lõi Thành phố được chỉnh trang đẹp, văn minh, sạch sẽ, hiện đại hơn; mở rộng không gian phát triển Thủ đô để xây dựng kết cấu hạ tầng, trồng xen cây xanh rộng lớn…; chuyển dịch cơ quan, doanh nghiệp, các kết cấu cũ kĩ dần ra ngoài khu vực trung tâm; ưu tiên phát triển phương tiện công cộng trong nội đô, kết hợp giảm dần phương tiện cá nhân... Trong tiến trình này, Hà Nội cũng sẽ chú trọng kết hợp phát triển đô thị vệ tinh, kết nối hạ tầng phát triển vai trò Vùng Thủ đô, với thành phố Hà Nội là trung tâm liên kết với các tỉnh lân cận.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, chính quyền Thành phố kiên định mục tiêu lấy doanh nghiệp và người dân làm trung tâm để phục vụ, và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Thành phố thông minh. Do đó, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm là rất cần thiết, đặc biệt là với Singapore.

Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã chia sẻ nhiều vấn đề cùng quan tâm, trong đó có quy hoạch và phủ xanh đô thị, cải thiện đời sống người dân, xây dựng kế hoạch dự phòng hạ tầng phù hợp với mong muốn phát triển trong tương lai, những chuẩn bị cần thiết để bước vào thời đại số…

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhất trí với đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore V. Balakrishnan về tăng cường chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm giữa hai bên và đề nghị Bộ trưởng trên cương vị của mình sẽ tiếp tục phát huy vai trò là cầu nối tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Singapore với Việt Nam nói chung và với Hà Nội nói riêng ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn trên nhiều lĩnh vực.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động