Hà Nội kiến nghị sửa luật để gỡ vướng trong cấp phiếu lý lịch tư pháp

Thời hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người có án tích được quy định là 15 ngày. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, quy định này quá ngắn, nhất là với những trường hợp công dân có nhiều án tích và Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp lại chưa cập nhật đầy đủ thông tin, dẫn đến việc giải quyết thủ tục này bị chậm trễ...
Hà Nội: Người dân nộp, nhận kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp qua bưu chính công ích Tiếp nhận, giải quyết hơn 24 nghìn hồ sơ thủ tục hành chính Phương án đơn giản hóa nhóm thủ tục hành chính liên quan đến lý lịch tư pháp

Quá hạn vì phải xác minh nhiều nơi

Trước đây, thủ tục xóa án tích thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Từ năm 2017, theo quy định của Bộ luật Hình sự, được giao về cho các Sở Tư pháp thực hiện. Theo đó, những người muốn làm thủ tục đương nhiên xóa án tích sẽ nộp yêu cầu tới Sở Tư pháp của tỉnh, thành phố nơi mình thường trú.

Theo quy định hiện hành, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp được thực hiện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trong trường hợp thông tin về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bị kết án chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, thì Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích để cấp phiếu lý lịch tư pháp và thời gian giải quyết là trong 15 ngày.

Tuy nhiên, quy định về thời hạn này đang “gây khó” cho các Sở Tư pháp. Vì, nhiều trường hợp phải xác minh tại nhiều cơ quan khác nhau, thậm chí đến 5 - 7 cơ quan và kết quả phúc đáp của các cơ quan liên quan chậm trễ thì Sở Tư pháp không thể cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân đúng thời hạn. Dẫn đến, người bị nhận kết quả trễ hẹn không tránh khỏi “phiền lòng”.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, thành phố Hà Nội đă tiếp nhận và giải quyết yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của khoảng 34.791 lượt công dân, tổ chức; đã giải quyết xong và cấp 34.845 phiếu lý lịch tư pháp. Trong đó, số phiếu lý lịch tư pháp cấp sớm và đúng thời hạn quy định là 34.563 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 99,34%), trả quá hạn là 222 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,64%) và có 6 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,02%) quá hạn nhưng chưa có kết quả.

Hà Nội kiến nghị sửa luật để gỡ vướng trong cấp phiếu lý lịch tư pháp
Người dân làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Bộ phận một cửa Sở Tư pháp thành phố Hà Nội trước thời điểm giãn cách xã hội

Bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho biết: “Gần 0,6% số hồ sơ quá hạn và chưa có kết quả này là do không có thông tin, phải xác minh thêm. Trong 15 ngày làm việc, Sở Tư pháp không thể cấp phiếu lý lịch tư pháp đúng thời hạn được với những trường hợp công dân có án tích, cần phải xác minh nhiều nơi”.

Cần tách xóa án tích thành thủ tục riêng

Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội - ông Đặng Thạch Bích cho biết, trong cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân có án tích, có hai trường hợp xảy ra. Đó là công dân có án tích nhưng khi làm hồ sơ, họ không khai báo và Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp chưa có dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc dữ liệu chưa đầy đủ thông tin và trường hợp công dân nộp đủ tài liệu hồ sơ xóa án tích, Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đã có đủ thông tin về án tích của họ. Với cả hai trường hợp này, Sở Tư pháp đều phải tiến hành xác minh tiếp theo quy định.

Trước hết, Sở Tư pháp xác minh tại nơi công dân cư trú xem ngoài án tích đã lưu hồ sơ, họ có phạm tội mới không. Nếu công dân này cư trú nhiều nơi khác nhau, thì phải xác minh theo từng giai đoạn. “Có người có 2 án tích nhưng khi nộp hồ sơ chỉ kê khai có 1, có người bảo “tôi tưởng án tích thì được tự động xóa”. Nhiều công dân hộ khẩu một nơi, nhưng sống ở nhiều nơi khác nhau, có nơi thì đăng ký tạm trú, nơi không... nên việc xác minh tốn rất nhiều thời gian”, ông Bích cho biết.

Với những trường hợp có án tích nhưng hồ sơ chưa có bản án, Sở Tư pháp phải gửi công văn sang Tòa án đã xét xử công dân này để lấy bản án, khi có bản án thì xem xét công dân đó đã chấp hành xong các quyết định của bản án chưa như nộp án phí, bồi thường dân sự (nếu có). Nếu phải bồi thường, lại phải xác minh tại cơ quan Thi hành án Dân sự xem người đó đã chấp hành xong các quyết định bồi thường chưa. Rồi xác minh bên Công an để xác nhận đã chấp hành xong hình phạt và có giấy chứng nhận chưa...

Ngoài ra, còn có trường hợp cơ quan Công an đã bắt, lập danh chỉ bản, nhưng hồ sơ không thể hiện kết quả xử lý cuối cùng, nên lại phải tiếp tục xác minh xem kết quả xử lý như thế nào, phạt hành chính hay đình chỉ, đề nghị truy tố... để có cơ sở cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân.

“Từ bất cập này, thành phố Hà Nội đề xuất cần sửa đổi Luật Lý lịch tư pháp, quy định xóa án tích là một thủ tục hành chính riêng để phù hợp với thực tiễn quản lý”, bà Phạm Thị Thanh Hương cho biết. Đồng quan điểm, ông Đặng Thạch Bích cho rằng, ngoài việc tách xóa án tích thành một thủ tục hành chính riêng, còn cần xác định rõ thời hạn giải quyết là 30 ngày làm việc để phù hợp với thực tiễn.

Những năm gần đây, nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của người dân khá lớn, nhất là vào mùa tuyển sinh đại học, thi, xét tuyển công chức, viên chức... Sở Tư pháp Hà Nội lại tiếp nhận hàng trăm yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mỗi ngày. Đáng quan tâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội cho hay, đang có tình trạng yêu cầu người dân phải cung cấp phiếu lý lịch tư pháp không thật sự cần thiết. “Nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp... yêu cầu người dân phải nộp lý lịch tư pháp, ngay cả chỉ để làm shipper... Điều này gây vất vả cho cán bộ, tốn thời gian, công sức cho người dân”, bà Hương nói.

Từ thực tế trên cho thấy, đề xuất của thành phố Hà Nội về việc tách xóa án tích thành một thủ tịch riêng biệt và quy định thời hạn giải quyết phù hợp là cần thiết, để đảm bảo cho các Sở Tư pháp có đủ thời gian để xác minh, giải quyết việc cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công dân, không gây nên tình trạng bức xúc vì chậm trễ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Bình Dương: Cao điểm tấn công trấn áp tội phạm dịp Lễ 30/4 và 1/5

Công an tỉnh Bình Dương vừa phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 4/4, Đảng bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Gần 600 dự án, công trình tại TP.HCM cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay Thành phố đã tổng hợp danh mục 571 công trình, dự án cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, trong đó có thẩm quyền giải quyết của cả Trung ương và của Thành phố.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Hà Nội: Khen thưởng 105 giáo viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông

Vượt qua cấp trường, cấp cụm trường, 105 giáo viên xuất sắc nhất đã tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi Thành phố cấp trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Vai trò của Công an cấp xã trong tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Sau khi không còn công an cấp huyện, nhiều ý kiến cho rằng ông an xã có thẩm quyền rộng hơn khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, thậm chí có quyền kiến nghị khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Để làm rõ nhiệm vụ của công an xã, Bộ Công an đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết.
Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Không còn công an cấp huyện, người dân đến đâu để nộp "phạt nguội"?

Đối với các trường hợp vi phạm được thông báo trước ngày 1/3, trong đó có yêu cầu đến Công an cấp huyện để giải quyết, thì người dân liên hệ tới Phòng Cảnh sát giao thông nơi cư trú hoặc nơi phát hiện vi phạm để giải quyết.
Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Quy định mức phạt nếu dạy thêm mà không đăng ký kinh doanh

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng phát triển, việc dạy thêm trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên, theo quy định có nhiều điểm cần lưu ý.
Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Hướng dẫn đổi giấy phép lái xe trên cổng dịch vụ công cấp độ 4

Người dân có nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe bằng hình thức trực tuyến thì truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, sau đó chọn dịch vụ “Đổi giấy phép lái xe”...
Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Dự thảo mới của Bộ Công an: Sử dụng điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt đến 5 triệu đồng

Mới đây, Bộ Công an đã công bố Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (dự thảo lần 2); trong đó, Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt mang/sử dụng điện thoại ở cây xăng.
Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Theo Nghị định 168, shipper gắn điện thoại lên giá đỡ trên xe có bị phạt không?

Nhiều tài xế xe máy của các hãng xe công nghệ thường xuyên gắn điện thoại lên giá đỡ để xem bản đồ, thuận tiện hơn trong việc "nhận đơn" hoặc xem thông báo "cuốc" khách. Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP việc gắn điện thoại lên giá đỡ chỉ để xem bản đồ, không thao tác bằng tay khi di chuyển có bị phạt?
Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Bảo vệ dữ liệu cá nhân để ngăn ngừa tội phạm công nghệ cao

Hoạt động mua bán dữ liệu của công dân, người dùng internet trên thế giới và Việt Nam diễn ra ngày càng phức tạp về số vụ và số lượng thông tin bị rò rỉ. Có trên 66% người dùng xác nhận rằng thông tin của họ từng bị sử dụng trái phép. Việc lộ lọt dữ liệu cá nhân cũng chính là “mảnh đất màu mỡ” mà các đối tượng tội phạm lừa đảo trên không gian mạng nhắm đến.
Công an cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe

Công an cấp xã sẽ tiếp nhận hồ sơ đổi, cấp lại giấy phép lái xe

Ngày 17/2, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, tới đây, người dân có thể nộp hồ sơ đổi giấy phép lái xe ngay tại địa bàn xã, phường, thị trấn, và có thể đăng ký tham gia sát hạch tại bất cứ địa phương nào trên toàn quốc sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo lái xe, không phụ thuộc vào địa giới hành chính và nơi đào tạo như hiện nay.
Các cơ sở cai nghiện ma túy phải thực hiện những thủ tục gì khi chuyển giao về Công an thành phố?

Các cơ sở cai nghiện ma túy phải thực hiện những thủ tục gì khi chuyển giao về Công an thành phố?

Để thực hiện tốt việc chuyển giao, tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) về Công an thành phố. Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ của các bên liên quan, trong đó yêu cầu Công an Thành phố lên phương án xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ hoạt động tại các cơ sở cai nghiện.
Xem thêm
Phiên bản di động