Hà Nội: Mít tinh chào mừng thành công Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam

Tối 27/12, chào mừng thành công Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức mít tinh, văn nghệ và hưởng ứng Nghị quyết Đại hội VIII.
Đoàn đại biểu Hội Nông dân Thành phố vào Lăng viếng Bác trước thềm Đại hội lần thứ X Bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội Nông dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2023 - 2028 Đồng chí Phạm Hải Hoa trúng cử Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028

Khái lược những kết quả của Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm cho biết, đến thời điểm hiện tại Đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Theo đó, tổng số đại biểu được triệu tập là 996 đại biểu. Tham dự Đại hội có 995 đại biểu (vắng 1 đại biểu trong suốt quá trình đại hội); trong đó đại biểu được bầu (do Đại hội Hội nông dân 63 tỉnh, thành phố bầu) là 854 đại biểu (chiếm 85,74%); đại biểu đương nhiên (là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII): 92 đại biểu (chiếm 9,23%); đại biểu chỉ định (là cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà khoa học, cán bộ Hội): 50 đại biểu (chiếm 5,02 %).

Hà Nội: Mít tinh chào mừng thành công Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam
Thay mặt Lãnh đạo Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Vũ Hà tặng hoa chúc mừng Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: Đinh Luyện

Đại biểu dự Đại hội có đại diện đủ 54/54 dân tộc. Độ tuổi bình quân của các đại biểu: 47,8 tuổi; đại biểu cao tuổi nhất: 68 tuổi (đại biểu Phan Ngọc Anh, sinh năm 1955; Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Phan Ngọc Anh - nông dân SX-KD giỏi cấp Trung ương); đại biểu ít tuổi nhất: 22 tuổi (đại biểu Chu Thị Cải - hội viên nông dân Chi hội xóm Cà Mèng, xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng).

Đại hội vui mừng, phấn khởi được đón tiếp đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước; đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội. Có trên 300 đại biểu được mời là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức Chính trị - xã hội; các đồng chí lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố; các đồng chí Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) và các thời kỳ đã nghỉ hưu, chuyển công tác về dự Đại hội.

Tại phiên khai mạc trọng thể, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo Đại hội, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp nông dân và Hội Nông dân Việt Nam.

Hà Nội: Mít tinh chào mừng thành công Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đinh Luyện

Đại hội đã thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng: Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VII với tiêu đề: "Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc"; Dự thảo Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VII và bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII, nhiệm 2023 - 2028.

Với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Hợp tác - Phát triển", Đại hội đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho công tác Hội và phong trào nông dân trong nhiệm kỳ 5 năm tới (2023 - 2028).

Đại hội đã biểu quyết thông qua 17 chỉ tiêu chủ yếu để làm cơ sở phấn đấu và đánh giá hiệu quả hoạt động của nhiệm kỳ mới; thông qua toàn văn Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), gồm 8 chương với 26 điều. Đại hội đã bẩu Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII và các chức danh lãnh đạo Hội Nông dân Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Đại hội quyết định số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028) là 119 ủy viên; tại Đại hội đã bầu 111 ủy viên (khuyết 8 ủy viên sẽ kiện toàn sau đại hội).

Hà Nội: Mít tinh chào mừng thành công Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam
Đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã phát động hưởng ứng các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028 đề ra. Ảnh: Đinh Luyện

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ nhất đã họp ngày 26/12/2023, bầu 18 ủy viên Thường vụ, (khuyết 3 ủy viên sẽ bổ sung sau); bầu Chủ tịch, và 4 Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khóa VIII (khuyết 1 Phó Chủ tịch sẽ bầu bổ sung sau); Hội nghị đã bầu Ủy Ban Kiểm tra Trung ương Hội gồm 11 ủy viên.

Theo đó, đồng chí Lương Quốc Đoàn tái đắc cử giữ chức Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa VIII với 100% số phiếu.

Tại hội nghị, đồng chí Phạm Hải Hoa - Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội đã phát động hưởng ứng các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028 đề ra. Trong đó, đồng chí Phạm Hải Hoa nhấn mạnh: Với vị trí trung tâm của cả nước, các cấp hội Hà Nội đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền đến đông đảo cán bộ hội viên nông dân các nhiệm vụ Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam đề ra.

Hà Nội: Mít tinh chào mừng thành công Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam
Đại diện Lãnh đạo Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Thanh Trì, Hội Nông dân Thành phố Hà Nội trao quà cho nông dân Thủ đô. Ảnh: Đinh Luyện

Quán triệt các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước; chú trọng xây dựng giai cấp nông dân Thủ đô thanh lịch, sáng tạo, năng động, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên để trở thành trung tâm của quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại; quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam đề ra.

“Tiếp tục làm tốt vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và các cấp hội với nông dân Việt Nam; nắm bắt kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô; Tiếp tục đổi mới phong trào thi đua trong các cấp hội, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ nông dân Thủ đô đổi mới sản xuất…” - đồng chí Phạm Hải Hoa nhấn mạnh.

Tại chương trình, đại diện Lãnh đạo Thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Vũ Hà đã tặng hoa chúc mừng Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng thời, đại diện Lãnh đạo Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy Thanh Trì, Hội Nông dân Thành phố Hà Nội đã trao quà cho nông dân Thủ đô; các đại biểu cũng tiến hành nghi thức hưởng ứng, nêu cao quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ Đại hội VIII Hội Nông dân Việt Nam đề ra.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố đã phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2025.
Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo không cần đầu tư các phòng lab, mà cần tư duy đổi mới và văn hóa đổi mới. Đây chính là con đường khả thi hơn cho các nước chưa đủ tiềm lực nghiên cứu sâu, nhưng có năng lực tổ chức, thích nghi và sáng tạo xã hội.
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Chiều 21/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa khám xét một kho lạnh chứa thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc tại khu vực gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín. Tang vật thu giữ lên tới khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội Ngô Anh Tuấn vừa ban hành văn bản đề nghị tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành, các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật Thủ đô đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân bằng hình thức phù hợp.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.

Tin khác

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động