Hà Nội: Mở rộng vùng phục vụ xe buýt về Thường Tín, Gia Lâm và Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc
Đề xuất bổ sung hàng nghìn điểm dừng xe buýt, tăng tính tiếp cận “Hanoi City Tour” đem lại trải nghiệm thú vị cho phóng viên quốc tế SEA Games 31 |
Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông vận tải về phương án hợp lý hóa luồng tuyến nhằm mở rộng vùng phục vụ của xe buýt tại các huyện Thường Tín và Gia Lâm, cũng như kết nối tuyến buýt vào dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Quản lý giao thông công cộng Thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đúng quy định; thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động.
Hà Nội sẽ mở rộng vùng phục vụ xe buýt về các huyện ngoại thành và Đại học Quốc gia tại Hòa Lạc (Ảnh minh họa) |
Trước đó, UBND huyện Thường Tín đã kiến nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép kéo dài các tuyến buýt số 08A và 21B về địa điểm cuối tại thôn Hạ Thái (xã Duyên Thái).
UBND huyện Gia Lâm kiến nghị UBND thành phố Hà Nội kéo dài tuyến buýt số 34 và 55 về trung tâm hành chính huyện.
Ngoài ra, Trung tâm Phát triển Đại học quốc gia Hà Nội cũng kiến nghị Thành phố kết nối các tuyến buýt hiện có gần khu vực dự án Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc nhằm chuẩn bị các điều kiện để đưa sinh viên lên học tập từ tháng 9/2022, với quy mô lên tới 15.000 sinh viên theo lộ trình đến năm 2025.
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã triển khai 5 tuyến buýt lưu thông gần khu vực dự án Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc gồm: Tuyến 107 (Kim Mã - Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam); tuyến 74 (Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh); tuyến 88 (Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai); tuyến 117 (Hòa Lạc - Nhổn); tuyến 119 (Hòa Lạc - Bất Bạt). Các tuyến trên chưa được kết nối vào khu đô thị Đại học quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc.
Sở Giao thông vận tải cũng đã đề xuất bổ sung từ 2.500 - 2.700 điểm dừng xe buýt, trong toàn Thành phố, nâng tổng số lên hơn 6.000 điểm nhằm phục vụ nhu cầu của hành khách tốt hơn.
Trong đó, riêng khu vực ngoại thành gồm 2.661 điểm (cự ly bình quân giữa các điểm dừng là 900m; 0,8 điểm/km2, các điểm dừng chủ yếu bố trí trên những đường trục chính quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên huyện, đạt tỷ lệ người dân tiếp cận xe buýt trong phạm vi 500 m khoảng 30%.
Chủ trương này nhằm hướng tới mục tiêu phục vụ tốt công tác phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng, tăng khả năng tiếp cận xe buýt của người dân tạo thuận lợi trong sử dụng phương tiện công cộng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42