Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp ở Hà Nội đã thể hiện sự quan tâm đến việc chuyển đổi số, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19. Điều này được cụ thể hóa khi có đến 45% doanh nghiệp Hà Nội đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp ở Hà Nội hiệu suất thấp và chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội Hà Nội vươn mình trong kỷ nguyên mới, xây dựng Thành phố thông minh Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Hiệu suất ứng dụng công nghệ số còn thấp

Đánh giá về mức độ ứng dụng công nghệ số của các doanh nghiệp ở Hà Nội thời gian qua, tại tọa đàm “Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội”, các ý kiến đưa ra cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp Thủ đô đã thể hiện quan tâm đến việc chuyển đổi số, một số doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số vào hoạt động và đạt được hiệu quả cụ thể. Tuy nhiên, xét mức độ chung, tỉ lệ doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào chuyển đổi số vẫn còn thấp, chủ yếu trong những nghiệp vụ cụ thể, chưa thực hiện đồng đều và toàn diện.

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, một trong những bộ phận ứng dụng công nghệ số đi đầu tại các doanh nghiệp đó là bộ phận kế toán, đây là bộ phận có sự thích ứng và chuyển đổi số nhanh nhất tại các doanh nghiệp của Hà Nội, với số liệu đưa ra cho thấy đã có hơn 40% các doanh nghiệp sử dụng công nghệ số trong lĩnh vực kế toán ở mức độ cao và thường xuyên.

Ở chiều ngược lại, đối với lĩnh vực quản lý vận tải, hàng hóa tại các doanh nghiệp, tỉ lệ ứng dụng công nghệ số lại ở mức rất thấp. Số liệu đưa ra tại hội thảo cho thấy, có đến 64% doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý vận tải và hàng hóa mới chỉ sử dụng phần mềm số ở mức rất ít hoặc hiếm sử dụng. Trong khi đó, có đến hơn 40% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hiện không hoặc rất ít sử dụng phần mềm số trong các hoạt động quản lý nhân sự, kho hàng, khách hàng…

Bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội nêu thực trạng, hiện các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số còn phân mảnh, quản lý từng chức năng hoạt động riêng lẻ, thiếu tính kết nối và đồng bộ giữa các phần mềm hoặc quy trình liên quan, chưa đồng bộ trong toàn hệ thống. Trong đó, nổi bật phải kể đến là một số lĩnh vực như quản lý kho hàng, khách hàng, nhân sự… Ngoài ra, nguồn lực tài chính để các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số cũng là một vấn đề, doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội đã có nhận thức về chuyển đổi số, nhưng quá trình chuyển đổi số còn rất thấp và chưa đạt như kỳ vọng. Hiện có đến 45% doanh nghiệp đã có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế; 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số. Trong khi đó, 35.75% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số, nhưng hiện tại không còn sử dụng, 39.45% doanh nghiệp đã số hóa dữ liệu, quy trình…”, bà Trịnh Thị Ngân nói.

Cũng theo Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội Trịnh Thị Ngân, nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội đã đặt mục tiêu trở thành một trong năm địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số và xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2025.

“Để đạt được điều này, Thành phố đã triển khai xây dựng kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp chuyển đổi số. Trong đó, đảm bảo 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn của thành phố Hà Nội nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đến năm 2025”, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho hay.

Nâng cao hiệu suất quản trị cho doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Trước những khó khăn và hạn chế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô trong việc chuyển đổi số, nhiều chuyên gia đã đưa ra những giải pháp, kỹ năng nhằm hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, thay đổi nhận thức, cách vận hành và mô hình kinh doanh tại các doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiệu suất chuyển đổi số trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Nội còn thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý vận tải, hàng hóa. (Ảnh minh họa)

Ông Lê Tự Lực, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội cho biết, chuyển đổi số không chỉ tạo ra cơ hội kết nối mạng lưới, rút ngắn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị và tối ưu hóa năng suất nhân viên, mà còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo ông Lực, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp cần nắm bắt và sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hoạt động, tăng cường hiệu quả và tạo giá trị cho khách hàng.

“Để thực hiện mục tiêu này, Hà Nội đã tận dụng nguồn lực tài chính để hỗ trợ khoảng 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuyển đổi số. Hỗ trợ này bao gồm việc cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo kiến thức, tư vấn, cung cấp các nền tảng số hóa và hỗ trợ tài chính cho việc mua hoặc thuê các giải pháp chuyển đổi số. Thành phố cũng khuyến khích doanh nghiệp sử dụng chữ ký số và hóa đơn điện tử. Đây là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và cải thiện hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số hiện nay”, ông Lê Tự Lực nhấn mạnh.

Đưa ra giải pháp chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bà Trịnh Thị Ngân, Trưởng ban Cố vấn Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố cho rằng, cần hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình chuyển đổi số thông qua các biện pháp và chương trình như khoản vay ưu đãi. Cụ thể, Chính phủ có thể cung cấp chương trình cho vay với lãi suất thấp hoặc không lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đầu tư vào công nghệ số. Bên cạnh đó, hỗ trợ tài chính có thể thực hiện qua chính sách thuế ưu đãi, như miễn thuế hoặc giảm thuế đối với các hoạt động và đầu tư liên quan đến chuyển đổi số. Điều này giúp giảm áp lực tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với thành phố Hà Nội, để đẩy mạnh chuyển đổi số và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, UBND Thành phố cần thực hiện một số biện pháp cụ thể như thúc đẩy phát triển môi trường thể chế và pháp lý, ban hành các quy định hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động chuyển đổi số. Đồng thời, xây dựng và công bố quy hoạch về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời, phát hành các quy chuẩn để trao đổi thông tin giữa các cơ quan và đơn vị, nhằm đảm bảo sự liên kết và đồng bộ trong việc đầu tư và phát triển hạ tầng chuyển đổi số.

UBND thành phố Hà Nội cần hỗ trợ và đào tạo các chuyên gia chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này có thể bao gồm việc hình thành và tổ chức mạng lưới chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo và tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển gói hỗ trợ chuyển đổi số, bao gồm hướng dẫn và giải pháp công nghệ cho các nhóm đối tượng khác nhau, tùy theo quy mô, giai đoạn phát triển kinh doanh và theo lĩnh vực, ngành nghề…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động