Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ

Sáng nay (6/9), nhiều người dân Thủ đô đã đến các siêu thị, chợ dân sinh mua rau củ quả, thực phẩm, các siêu thị liên tục bổ sung hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội? Hà Nội: Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó bão số 3 Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

Người dân gom thực phẩm để chống bão

Theo dự báo, siêu bão Yagi (bão số 3) có sức gió mạnh nhất 201 km/h, dự kiến đêm nay 6/9 vào vịnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa to và giông lốc ở miền Bắc. Lo lắng mưa kéo dài do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, sáng nay, nhiều người dân ở một số khu vực, địa phương của Hà Nội đã chủ động mua lương thực, thực phẩm gấp 2-3 lần ngày thường.

Trong ngày 6/9, ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội như Big C, Aeon Mall,... rất đông người tới mua sắm, đông nhất ở khu vực bán rau, củ, quả, nhiều thời điểm quá tải.

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ
Người dân tập trung mua sắm rau, củ, quả tại siêu thị.

Tại một số siêu thị lớn như Big C, Winmart, lượng khách mua hàng tăng đột biến, khiến một số thời điểm, kệ hàng rau thịt hết hàng. Cũng do khách hàng tăng đột biến nên một số siêu thị xảy ra tình trạng xếp hàng chờ thanh toán.

Vào khoảng 10h sáng 6/9, tại siêu thị Big C Trần Duy Hưng, hàng trăm người tới mua sắm, đông nhất ở khu vực bán rau củ quả, nhiều thời điểm quá tải. Nhân viên siêu thị đã phải nhiều lần xếp thêm hàng vào quầy. Một nhân viên phục vụ cho biết, lượng người tới Big C để mua rau tăng mạnh từ tối qua, buộc nhân viên phải làm việc liên tục.

Có mặt tại siêu thị WinMart Thăng Long (đường Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy) từ sớm để mua thực phẩm đề phòng bão Yagi đổ bộ, chị Mai Ngọc cho biết, những đồ chị mua có thể giúp cho 4 người trong gia đình đủ dùng trong 1 tuần. “Tôi sợ bão vào sẽ gây mưa lớn trên diện rộng nên tranh thủ đi mua hết những thực phẩm cần thiết cho cả gia đình. Như vậy cũng yên tâm hơn phần nào. Chứ bão gió ra ngoài cũng không an toàn”, chị Ngọc nói.

Đại diện Winmart Thăng Long cho biết, sức mua rau, thực phẩm trong sáng nay tăng khoảng 350% so với ngày thường. Ba tiếng bán hàng buổi sáng bằng một ngày tiêu thụ những hôm bình thường. “Chúng tôi dự báo sức mua sẽ tăng trong những ngày bão, nhưng không ngờ lại cao đến thế”, đại diện Winmart Thăng Long cho hay.

Được biết, tối qua, siêu thị này đóng cửa muộn hơn một tiếng, lúc 23h so với 22h các ngày thường khi người dân bắt đầu tích trữ thực phẩm trước bão. Quản lý siêu thị cho biết, khoảng 7h30 sáng nay, người dân đã xếp hàng dài trước quầy tính tiền. 12 quầy thu ngân đồng loạt được mở và bố trí thêm 2 quầy phụ để phục vụ người dân.

Cũng theo ghi nhận, tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội như: Ngọc Hà (Ba Đình), Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Chợ Hôm (Hai Bà Trưng), Cống Vị (Ba Đình), Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Xuân La (Tây Hồ),… lượng hàng hóa người dân mua nhiều hơn so với ngày thường. Đến 12h trưa 6/9, đa số sạp hàng thực phẩm tươi sống, rau củ ở nhiều chợ dân sinh đã hết hàng.

Chị Mai Loan - tiểu thương bán rau tại chợ Xuân La cho biết, với số lượng rau bán tương đương ngày thường tới chiều tối mới hết. Tuy nhiên, chỉ đến 10h30 sáng 6/9, các loại rau của chị Loan đã hết 80%.

“Lo lắng mưa bão không ra ngoài nên đa số người dân mua tăng lượng rau gấp 2-3 ngày thường. Đợt này thời tiết thuận lợi, các loại rau củ dồi dào, không lo thiếu hàng”, chị Loan nói.

Có thời điểm, kệ chứa rau muống, rau ngót, rau lang hết sạch. Chị Hạnh, quận Cầu Giấy, cho biết lo ngại mưa bão ảnh hưởng nên chủ động đi mua sắm đồ thiết yếu trước. “Tôi tới muộn nên không mua được cà rốt, nhưng nhiều loại rau khác vẫn còn”, chị Hạnh nói.

Khu vực bày rau ăn hàng ngày như cải chíp, mồng tơi, rau lang,... hết hàng, sót lại duy nhất bó cần tây. Trong khi ở phía đối diện, các loại rau gia vị như hành lá, mùi tàu, húng... còn đầy ắp.

Chị Hà, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Ngọc Hà cho biết, đến 9h30 sáng 6/9, sạp hàng đã trống trơn. Theo chị Hà, đa số người dân mua nhiều hơn so với ngày thường nên lượng hàng bán nhanh. Lượng mua tăng nhưng giá bán tương đương ngày thường. Giá thịt lợn ba chỉ, nạc vai, xương sườn 130 - 140 nghìn đồng/kg.

Các siêu thị đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân

Trao đổi với báo chí, ông Vũ Thanh Tân - đại diện truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Big C/GO!) cho biết, trước siêu bão số 3, nhu cầu mua thực phẩm, đặc biệt rau củ quả của người dân tăng vọt. Để kịp thời phục vụ người dân, từ hôm qua, siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội) đã tăng giờ mở cửa, kéo dài đến 23h thay vì 22h như thường lệ. Bộ phận thu mua của siêu thị cũng đã làm việc với các nhà cung ứng, tăng gấp 2 lần số hàng dự trữ.

Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ
Các siêu thị đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa phục vụ người dân.

“Sáng 6/9, ngay từ giờ mở cửa, hệ thống BigC/GO! đã đông khách tập trung mua sắm, nhưng chưa ghi nhận hiện tượng khan hàng, tăng giá. Cập nhật từ các siêu thị ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng không có tình trạng này”, ông Tân nói.

Những ngày tới khi bão dự kiến đổ bộ, ông Tân cho biết, hệ thống siêu thị vẫn hoạt động theo lịch bình thường, kéo dài thời gian mở cửa từ 8h-23h hằng ngày. Nếu có thay đổi vì tình hình thời tiết, siêu thị sẽ thông báo rộng rãi.

Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, cách đây 1 tuần, hệ thống siêu thị triển khai đưa hàng hóa ra các địa phương dự báo ảnh hưởng cơn bão số 3. Từ tổng kho hàng hóa ở Bắc Ninh, Saigon Co.op đang vận chuyển hàng tới siêu thị, nhất là mặt hàng như mỳ, gạo....

“Lượng hàng hóa thiết yếu tại kho hàng dồi dào, đảm bảo cung ứng đủ, người dân yên tâm không lo thiếu lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, Saigon Co.op chuẩn bị sẵn các lô hàng lớn cho công tác thiện nguyện, phòng trường hợp bão số 3 ảnh hưởng mạnh tới một số địa phương. Giả sử cơn bão số 3 xảy ra ảnh hưởng lớn, siêu thị đảm bảo sẵn sàng cung ứng với trách nhiệm cao nhất, chi phí chia sẻ với người tiêu dùng, cộng đồng”, ông Đức cho biết.

Qua trao đổi với báo chí, đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết đã triển khai tới đơn vị, siêu thị đảm bảo cung ứng hàng hóa. Các đơn vị đang hưởng ứng, sắp xếp luồng khách hàng ra vào, để người dân ai cũng mua được hàng hóa.

“Tình trạng một số hàng hóa trên kệ hết do lượng mua tăng đột biến chỉ xảy ra cục bộ. Các siêu thị sẽ xuất hàng từ kho, lưu chuyển giữa các kho hàng đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân trước, trong và sau cơn bão số 3”, đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thông tin.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có hướng dẫn giao thông, vị trí các bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhân dân, khách quốc tế vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Cụm Di tích lịch sử văn hóa Ba Đình.
“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

“Sinh lời trúng lớn” cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng lên đến 250 tỷ đồng

Từ ngày 21/4 đến hết ngày 5/10, Techcombank chính thức triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay “Sinh lời trúng lớn - Lời đầy túi, quà đầy tay”...
Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Thúc đẩy tinh thần thể thao, gắn kết đoàn viên, người lao động

Với tinh thần quyết tâm và nỗ lực tập luyện, tại Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tiếp tục giữ vững ngôi vương khi liên tiếp 2 năm liền giành chức vô địch.
Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Chùm ảnh: Bế mạc Giải bóng đá Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ngày 22/4, tại sân vận động quận Hoàng Mai đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải. Giải bóng khép lại với nhiều dư âm đẹp, đội bóng đến từ Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm giành ngôi vô địch mùa giải 2025.
Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Giá vàng lên “đỉnh nóc” chỉ sau vài giờ

Lúc 14h00 hôm nay (22/4), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 122 - 124 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 6 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Đây cũng là mức đỉnh mới mà doanh nghiệp này niêm yết.
Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Công đoàn Viên chức Việt Nam giao ban công tác tài chính năm 2025

Ngày 22/4, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã tổ chức Hội nghị giao ban công tác tài chính năm 2025.

Tin khác

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Xem thêm
Phiên bản di động