Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Phát động phong trào thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử các cấp Vietjet tham gia Lễ hội kích cầu du lịch Hà Nội năm 2021 Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại truyền thông về du lịch |
Cần các công trình nghệ thuật mang tính tổng thể
Ngoài vị thế là thủ đô, Hà Nội luôn là điểm đến hấp dẫn bởi những yếu tố độc đáo hấp dẫn đối với du khách như hệ thống di tích văn hóa lịch sử phong phú, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc sắc và đa dạng và Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện và một trong những vẻ đẹp của Hà Nội thường được du khách nhắc đến đó là sự pha trộn đầy quyến rũ giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam.
Công trình cầu Long Biên trở thành biểu tượng về vẻ đẹp của Hà Nội. |
Các công trình kiến trúc như Nhà Hát lớn, Cầu Long Biên, Khu Phố cổ ... không chỉ phản ánh văn hóa, lịch sử của Hà Nội mà có hình thức, kết cấu độc đáo biểu hiện tính thẩm mỹ, sự hài hòa với môi trường, trở thành biểu tượng về vẻ đẹp của Hà Nội.
Điểm đến luôn có vai trò là nguồn tài nguyên, quyết định khả năng thu hút du khách. Việc chú trọng, đầu tư, xây dựng điểm đến bằng nghệ thuật công cộng là một trong những biện pháp để tạo nên giá trị của điểm đến.
Tuy nhiên, theo tham luận của Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Thanh Mai (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) tại Tọa đàm "Nghệ thuật công động kiến tạo điểm đến du lịch", hầu hết những kiến trúc và điêu khắc đẹp và đặc sắc là được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp. Những kiến trúc và điêu khắc công cộng ở các giai đoạn sau ít sức hấp dẫn hơn.
Hà Nội có hệ thống di tích văn hóa lịch sử phong phú |
Hà Nội với nền tảng sở hữu các loại hình điểm đến phong phú đa dạng, nếu được đầu tư xây dựng các công trình nghệ thuật công cộng hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng không gian môi trường và kiến tạo điểm đến du lịch.
Cho đến nay, đã có một số dự án nghệ thuật công cộng triển khai ở Hà Nội, trong đó có những dự án nhận được phản hồi tích cực từ công chúng, chẳng hạn như phố bích họa Phùng Hưng đã thu hút du khách và trở thành một điểm đến ở Hà Nội hay như Phúc Tân, khu sân sau của Hà Thành đã trở nên khang trang hơn nhờ 16 tác phẩm nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, nhìn chung, không gian công cộng của Hà Nội vẫn chật chội, chưa hấp dẫn và thiếu các dự án, chương trình nghệ thuật công cộng mang tính tổng thể.
Không gian công cộng - nơi cộng đồng cùng nhau xây dựng, lưu giữ và chia sẻ các ký ức chung |
Kinh nghiệm của quốc tế cho thấy, nghệ thuật công cộng có thể mang lại lợi ích xã hội, thẩm mỹ, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, đóng góp vào việc tạo thẩm mỹ của một địa điểm; thúc đẩy sự gắn kết xã hội và cung cấp phương tiện để tương tác với cộng đồng; hỗ trợ xác định tính độc đáo của địa điểm và đóng góp vào bản sắc văn hóa của cộng đồng; góp phần biến đổi cảnh quan; cung cấp phản ứng đương đại đối với bối cảnh lịch sử và văn hóa; thể hiện các giá trị cộng đồng hoặc cách thế giới được nhìn nhận tại một thời điểm cụ thể; kích thích sự tương tác và đối thoại; thúc đẩy sự hợp tác giữa các nghệ sĩ, kiến trúc sư và tất cả những người tham gia vào việc phát triển và sắp đặt nghệ thuật công cộng;
Thông qua nghệ thuật tập trung vào các vấn đề xã hội, tạo cơ hội kinh tế cho các nghệ sĩ và người dân địa phương; kích thích sự đổi mới, cung cấp động lực để học hỏi và nhận thức về thị giác và văn hóa, giảm thiểu sự phá hoại và các chi phí liên quan; kích thích du lịch văn hóa, tạo điều kiện ủng hộ và gắn kết nghệ thuật với công chúng thông qua phạm vi tiếp cận rộng rãi.
Tận dụng các không gian công cộng cho kinh tế du lịch
Văn hóa là tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết, xây dựng việc làm, khơi dậy niềm tự hào và niềm tin vào một cộng đồng |
Không gian công cộng - nơi cộng đồng cùng nhau xây dựng, lưu giữ và chia sẻ các ký ức chung, có tầm quan trọng đặc biệt trong chất lượng sống của người dân thể hiện qua sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và con người trong môi trường văn hóa nghệ thuật.
Bày tỏ niềm yêu thích với vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội, chị Trần Mỹ Trà - một du khách đến từ Vĩnh Long cho biết, chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp của Cầu Long Biên khi về đêm, sau đó là bức tranh gốm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội dưới chân cầu Chương Dương. Tuy nhiên, chị bày tỏ rằng bản thân không thích các bức tranh tường được vẽ tràn lan khắp Hà Nội. “Tôi cho rằng nên quy hoạch lại các công trình công cộng, khu vực nào cần cổ kính thì hãy xây dựng các công trình nghệ thuật mang nét xưa, khu vực nào mang vẻ đẹp hiện đại thì xây dựng công trình nghệ thuật mang nét hiện đại, không nên để lộn xộn như hiện nay”, chị Trà chia sẻ cách nhìn nhận cá nhân.
Là một người dân sống Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hùng (Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình) cho rằng, các công trình nghệ thuật công cộng, văn hóa công cộng sẽ làm tăng các lượt ghé thăm bằng cách tạo ra một cá tính và đặc điểm riêng biệt mà du khách sẽ bị thu hút. Hà Nội là nơi có rất nhiều điểm du lịch ấn tượng đối với du khách thế giới, nhưng các công trình công cộng chưa hoàn toàn phát huy được giá trị kinh tế của du lịch.
Hà Nội phảng phất nét xưa với cây cầu bắc qua Sông Hồng |
“Tôi lấy ví dụ, công trình nghệ thuật công cộng Phố Bích họa Phùng Hưng mang lại giá trị kinh tế khi điểm đến này phát sinh những hoạt động giao thương khác giữa các du khách đối với các khu phố lân cận, đặc biệt là phố cổ. Trái lại, công trình Con đường gốm sứ rất hoành tráng, là điểm check-in tuyệt vời nhưng lại vắng khách check-in, đặc biệt là khi con phố này còn có ưu thế nằm ngay cạnh Hồ Tây. Tôi mong rằng Hà Nội sẽ có nhiều công trình nghệ thuật công cộng ấn tượng thu hút du khách”, anh Hùng cho biết.
Diện mạo chung Hà Nội đã có có những chuyển biến, trở nên hiện đại hơn sau khi được mở rộng từ năm 2008, nhưng bên cạnh đó là thực trạng về các không gian ngoài trời bị xâm lấn bởi các hoạt động thương mại, mưu sinh và phát triển hạ tầng giao thông đô thị.
Khi nghiên cứu về không gian công cộng của Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển nhưng ngược lại người dân đang mất dần đi những không gian công cộng - yếu tố quan trọng của một thành phố đáng sống. Thực tế đó cho thấy, sự cần thiết của việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp giải quyết các không gian công cộng.
Sức mạnh của nghệ thuật và văn hóa có thể được sử dụng để thay đổi hình ảnh của một khu vực, hồi sinh các khu thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế. |
Chính quyền Hà Nội đã chú ý đến việc cải tạo cảnh quan và cơ sở công cộng thông qua việc thực hiện một số dự án, chương trình hồi sinh, tái tạo lại khu phố cổ, các quận. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chiến lược phát triển không gian công cộng, trong đó chú ý đến giải pháp cân bằng bằng cách di dời các cơ sở sản xuất không còn phù hợp trong nội đô để dành đất phục vụ cộng đồng, trong đó ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần cho người dân, thì cũng rất cần có các dự án nghiên cứu và xây dựng nghệ thuật công cộng cho Hà Nội.
Sức mạnh của nghệ thuật và văn hóa có thể được sử dụng để thay đổi hình ảnh của một khu vực, hồi sinh các khu thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới; trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
Nghệ thuật và văn hóa là tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết, xây dựng việc làm, khơi dậy niềm tự hào và niềm tin vào một cộng đồng. Điều này đặt ra yêu cầu về sự cần thiết đánh giá môi trường nghệ thuật công cộng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhằm khám phá các khả năng cho tương lai của nghệ thuật công cộng trong hoàn cảnh Việt Nam đang có những phát triển năng động và nhanh chóng.
Hà Nội hấp dẫn du khách bởi các điểm đến lịch sử |
Ở lĩnh vực du lịch, trong khoảng 3 năm trở lại đây Hà Nội đã liên tiếp nhận được Giải thưởng cao trong đánh giá và xếp hạng về vị trí điểm đến như: Năm 2018, Hà Nội đạt Giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á” và là một trong 10 thành phố “Điểm đến hàng đầu thế giới” do World Travel Awards vinh danh; Năm 2019, Hà Nội được nhận giải Travelers Choice Awards dựa trên tổng hợp tất cả đánh giá, xếp hạng và nội dung lưu trữ mà khách du lịch toàn cầu chia sẻ và xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á, xếp thứ 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor.
Theo đánh giá của CNN, Hà Nội được xếp thứ 17 trong danh sách 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019; Năm 2020, Hà Nội tiếp tục nhận Giải thưởng Travellers Choice Adwards; Trang Reader's Digest của Mỹ đánh giá Hà Nội là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á; Flight Net Work, một trong những công ty du lịch trực tuyến hàng đầu tại Canada bình chọn về 50 thành phố đẹp nhất thế giới, trong đó Hà Nội xếp thứ 37; Năm 2021, TripAdvisor công bố danh sách 25 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới, Hà Nội đứng thứ 6 trong danh sách này.
Đặt trọng tâm sáng tạo vào trung tâm chiến lược và phát triển bền vững, Hà Nội đang trên đường phấn đấu trở thành trung tâm hội tụ thiết kế và đổi mới ở khu vực kinh đô sáng tạo.
Bài và ảnh: Bảo Thoa
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Du lịch 22/11/2024 08:40
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
10 tháng năm 2024, Hà Nội đón hơn 23 triệu lượt khách du lịch
Infographic 15/11/2024 16:05
Ngày cuối tuần: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đón lượng khách tham quan cao kỷ lục
Du lịch 10/11/2024 17:24
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN
Du lịch 07/11/2024 14:50
Tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế
Du lịch 07/11/2024 07:11
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46
Lào Cai khởi động chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024
Du lịch 30/10/2024 18:42