Hà Nội phải là thành phố luôn đi đầu

Trong không khí những ngày thu lịch sử, Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với ông Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2022).
Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Phải coi trọng công tác cán bộ từ cơ sở Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng cho đảng viên lão thành

Phóng viên: Mọi người vẫn nói, Hà Nội là nơi hội tụ và tỏa sáng tinh hoa văn hóa của đất nước. Còn cảm nhận của ông như thế nào?

Ông Phạm Quang Nghị: Trả lời câu hỏi này thật không dễ, dù tôi đã sống và làm việc ở Thủ đô nhiều năm. Nói lại cho đủ những điều nhiều người đã nói về Hà Nội đã khó. Phát hiện điều gì mới lại càng khó hơn. Nhiều điều có thể cảm nhận được, nhưng để đúc kết, viết ra thật không dễ. Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, có “thế rồng cuộn hổ ngồi”, “tiện hướng nhìn sông dựa núi”, hàng ngàn năm trước đã được Đức vua Lý Thái Tổ chọn là nơi định đô để tính kế lâu dài, mưu toan nghiệp lớn.

Hà Nội phải là thành phố luôn đi đầu
Ông Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Từ kinh đô Cổ Loa của nhà nước Âu Lạc cách đây hơn 2.000 năm, đến kinh đô Thăng Long của nhà nước Đại Việt 1.000 năm trước, và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trải qua bao thăng trầm lịch sử, chứng kiến biết bao chiến công vang dội; Hà Nội anh dũng vươn lên sau mỗi lần bị chiến tranh tàn phá… Hà Nội nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, nơi hội tụ và tỏa sáng của tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên.

Ai cũng biết với Hà Nội, luôn có rất nhiều cách cảm nhận hay đúc kết: Hà Nội nghìn năm văn hiến; Hà Nội - trái tim của Tổ quốc; Hà Nội văn hiến, anh hùng, hòa bình, hữu nghị; Hà Nội linh thiêng và hào hoa; Hà Nội thanh lịch, văn minh… Đúc kết bằng một câu, hay phải nói ra tất cả những câu đã được mọi người đúc kết, chúng ta cảm thấy dường như vẫn là chưa đủ. Bởi Hà Nội vô cùng giàu có và phong phú về các giá trị văn hóa, lịch sử, cả xưa và nay.

Quốc gia nào cũng có Thủ đô. Nhưng Hà Nội của chúng ta là một Thủ đô thật đặc biệt. Hà Nội là “thành phố vì hòa bình” như tổ chức UNESCO vinh danh; là Thủ đô ngay trong khói lửa chiến tranh, đã từng được thế giới ngợi ca là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người,... Những cách gọi, cách nói ấy đều là những nét đặc trưng rất tiêu biểu thật đáng tự hào của Thủ đô Hà Nội.

Là công dân Thủ đô, ai cũng có quyền tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Hà Nội. Trong chiến tranh hay trong hòa bình xây dựng, phát triển; sống trong lòng các phố phường Hà Nội hay khi phải đi xa… mọi người đều luôn nhớ, luôn yêu, luôn tự hào về Hà Nội.

Là người Việt Nam, con Lạc cháu Hồng, mang trong mình niềm tự hào về truyền thống của tổ tiên, nhưng được làm công dân của Thủ đô ai cũng cảm thấy càng thêm yêu thương, gắn bó, tự hào và đều cảm thấy những nghĩa vụ, trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Thủ đô. Đó là tình cảm, tình yêu đối với Thủ đô rất tự nhiên nhưng cũng vô cùng đặc biệt.

Phóng viên: Là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển. Theo ông, Hà Nội nên tập trung khai thác nguồn lực nào?

Ông Phạm Quang Nghị: Thủ đô Hà Nội, nơi hội tụ và kết tinh những giá trị truyền thống toàn dân tộc. Trong quan hệ quốc tế, Hà Nội là đại diện của đất nước Việt Nam. Trong ngôn ngữ giao tiếp, nhiều khi chỉ cần nói danh xưng Hà Nội là mọi người trên thế giới đều nghĩ đang nói tới Việt Nam. Điều đó cũng chính là thể hiện tầm ảnh hưởng của Thủ đô Hà Nội; cũng cho thấy Hà Nội có nhiều thuận lợi, tiềm năng, thế mạnh so với các tỉnh thành trong cả nước.

Qua mỗi thời kỳ, Hà Nội - trái tim của cả nước, luôn hòa chung nhịp đập với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ một thành phố có quy mô dân số, kinh tế khá khiêm tốn, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, vị thế ngày càng được nâng cao, vai trò trung tâm lớn của đất nước được khẳng định trên tất cả mọi phương diện: Chính trị, văn hóa, kinh tế, an ninh, quốc phòng, đối ngoại,…

Đảng ta đã xác định phát triển văn hóa là nhiệm vụ trung tâm, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Đối với Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo thì yếu tố văn hóa càng đóng vai trò quan trọng. Chính vì thế, Hà Nội có thể không phải thành phố dẫn đầu về kinh tế nhưng phải là thành phố đi đầu, dẫn đầu về văn hóa, là nơi tụ hội và tỏa sáng, đại diện cho văn hóa Việt Nam; và phải luôn xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để xây dựng Thủ đô phát triển bền vững.

Hà Nội phải là thành phố luôn đi đầu
Tác giả và nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Phóng viên: Phải chăng vì vậy mà Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”, thưa ông?

Ông Phạm Quang Nghị: Có lẽ Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều này cũng là phù hợp bởi xét trên phương diện tiềm năng, tiềm lực về mọi mặt của Thủ đô cũng như nhu cầu cần được đáp ứng đối với nhân dân đều thực sự là cần thiết và quan trọng.

Hà Nội như đã nói, không chỉ là trung tâm đầu não về chính trị - hành chính quốc gia mà còn là trung tâm lớn bậc nhất về văn hóa của đất nước. Hà Nội cần phải phấn đấu để trở thành địa phương gương mẫu, địa phương tiêu biểu, địa phương đi đầu về văn hóa. Muốn làm tốt, làm tròn được những yêu cầu, đòi hỏi ấy, thành phố Hà Nội cần phải có chủ trương, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, rõ ràng… Phải có sự đầu tư tương xứng các nguồn lực để xây dựng và phát triển văn hóa, trong đó có lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Hà Nội làm những điều ấy, vừa để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của người dân Hà Nội và còn vì cả nước.

Từ chủ trương (đã có Nghị quyết) đến tổ chức thực hiện luôn đòi hỏi những nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và của mọi người dân Thủ đô.

Phóng viên: Chắc hẳn Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại, theo ông thì điểm nào cần lưu tâm nhất và Thành phố nên làm gì để phát triển, xứng đáng với niềm tin yêu và hy vọng của nhân dân Thủ đô và cả nước?

Ông Phạm Quang Nghị: Vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã chỉ ra đầy đủ những thành tích, ưu điểm và khuyết, nhược điểm; đồng thời đã nêu ra những nhiệm vụ và giải pháp để xây dựng, phát triển Thủ đô.

Nghị quyết đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, đó là: Nhiều tiềm năng, lợi thế của Thủ đô chưa được đánh giá, khai thác, phát huy đầy đủ. Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững. Hạ tầng kinh tế, xã hội chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn nhiều yếu kém. Cùng với đó là những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, xây dựng con người chưa thực sự tương xứng với vai trò, vị thế của Thủ đô Hà Nội (là nơi được mọi người ngợi ca là văn minh, thanh lịch).

Để khắc phục được những hạn chế, bất cập đó, Đảng bộ và nhân dân Thủ đô cần phải phấn đấu thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp lớn, cả về mặt nhận thức và hành động. Trong đó, việc đầu tiên là tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Thủ đô.

Tiếp đến là vấn đề tổ chức thực hiện thành công những chủ trương, giải pháp ấy. Cùng với Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội, Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị đã yêu cầu các cơ quan Trung ương, các Bộ, ngành, toàn thể hệ thống chính trị đều có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguyễn Công (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Đây là một trong những nội dung tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì xây dựng đề xuất tăng mạnh mức hình phạt tù và tiền đối với các tội về môi trường và tội lây lan dịch bệnh.
Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Liên quan đến vụ án cướp tài sản ngân hàng ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội), tại cơ quan Công an, đối tượng khai nhận do chơi "tài xỉu" trên mạng bị thua và đang nợ tiền của nhiều người nên nảy sinh ý định đi cướp ngân hàng để lấy tiền trả nợ.
Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.

Tin khác

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân dự buổi lễ.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.
Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giữ vững ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối; đẩy mạnh cho vay ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do chính sách thuế của Mỹ.
Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đàm phán thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững, hiệu quả với Hoa Kỳ; tinh thần là phải bình tĩnh, sáng suốt, kiên định…
Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ

Hơn 3,3 triệu người trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hằng tháng của kỳ tháng 5/2025 từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Nhân kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870 - 22/4/2025), sáng 22/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội).
TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Ngày 21/4, Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông báo, chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, TP.HCM sẽ cấm, hạn chế người dân, phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kế hoạch số 313-KH/TU về tuyên truyền thực hiện Kết luận số 137-KL/TƯ ngày 28/3/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm
Phiên bản di động