Hà Nội phấn đấu đạt công suất nguồn điện rác đạt 300MW
![]() | Hà Nội phải đi đầu, mẫu mực, làm gương về tất cả mọi phương diện |
![]() | Hà Nội: 179 cán bộ trẻ dưới 40 tuổi trúng cử cấp ủy cấp trên cơ sở |
![]() | Ông Chu Ngọc Anh làm Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội |
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 206-KH/TU, về triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
![]() |
Phối cảnh Nhà máy điện rác Sóc Sơn (ảnh minh họa) |
Theo kế hoạch, Thành ủy sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch phát triển điện lực được phê duyệt trên địa bàn thành phố, bao gồm các công trình cấp điện nguồn và lưới điện truyền tải, phân phối.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2030: Điện năng thương phẩm toàn thành phố đạt 52.178 triệu kWh; điện năng thương phẩm bình quân đầu người 5.721kWh/người/năm; công suất cực đại pmax = 9.400MW; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 8,5%.
Đến năm 2045, Hà Nội đặt mục tiêu, điện năng thương phẩm toàn thành phố đạt 150.000 triệu kWh; điện năng thương phẩm bình quân đầu người 15.000kWh/người/năm; công suất cực đại pmax - 25.000MW; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2031-2045 đạt 5%. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 2% vào năm 2030; 5% vào năm 2045.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2045, tổng công suất nguồn điện năng mặt trời ước đạt khoảng 700MW (triển khai lắp đặt đồng bộ điện mặt trời mái nhà tại các chung cư thấp tầng, tòa nhà cao tầng của thành phố) và điện rác khoảng 300MW phù hợp với tiềm năng, đặc thù của thành phố.
Mục tiêu của Hà Nội đạt mức tiết kiệm từ 8%-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn thành phố giai đoạn 2020-2030 và khoảng 14% giai đoạn 2031-2045, đẩy mạnh việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng và tăng cường các giải pháp giảm thiểu điện năng tiêu thụ, khí thải tại các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị.
Thành phố cũng giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí dự phòng một nguồn cấp (n-1) đối với vùng phụ tải quan trọng, dự phòng hai nguồn cấp (n-2) đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng và cho lưới điện truyền tải. Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện…
Đến năm 2045, Hà Nội phấn đấu hoàn thành việc chuyển đổi, thống nhất sử dụng cấp điện áp 22kV cho lưới điện trung áp; tỷ lệ ngầm hóa đường dây điện cao, trung, hạ áp tại các quận lõi trung tâm, khu vực đô thị có quy hoạch ổn định đạt 100%.
Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy giao Đảng đoàn Hội đồng nhân dân thành phố căn cứ các quy định và điều kiện thực tế của thành phố, chỉ đạo cụ thể hóa nội dung kế hoạch vào các nghị quyết chuyên đề, cơ chế, chính sách; bố trí kinh phí đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chỉ đạo tổ chức giám sát việc thực hiện các nội dung của kế hoạch được thành phố giao cho các cơ quan, đơn vị.
Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố căn cứ kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt và triển khai Nghị quyết số 55-NQ/TW trên địa bàn thành phố.
Ban Thường vụ Thành ủy cũng giao Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch và các đề án, dự án thực hiện với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị; chủ động đề xuất cơ chế, chính sách bảo đảm đúng quy định và thực hiện có hiệu quả; theo dõi, đôn đốc thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng
Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 13:00

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:43

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 11:01

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ
Nhịp sống Thủ đô 20/04/2025 09:48

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 17:31

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp
Chỉ đạo - Điều hành 19/04/2025 17:14

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:40

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã
Nhịp sống Thủ đô 19/04/2025 16:39