Hà Nội: Phát triển giáo dục, đào tạo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
Ngày 8/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về lộ trình cho học sinh đi học trực tiếp trở lại tại trường và tình hình công tác giáo dục, đào tạo của thành phố Hà Nội trong năm 2022 và những năm tiếp theo.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã báo cáo sơ bộ tình hình công tác giáo dục, đào tạo của Thủ đô và nêu kết quả thực hiện trong năm 2021; các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 và mục tiêu phát triển ngành GD&ĐT Thủ đô giai đoạn 2021-2025.
Ông Chử Xuân Dũng cũng nêu những khó khăn, bất cập trong GD&ĐT của Thủ đô; đồng thời kiến nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT sớm có các cơ chế, chính sách để giúp Hà Nội giải quyết những bất cập đó, tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ về GD&ĐT, từ đó khẳng định vị trí, vị thế và mục tiêu của GD&ĐT Thủ đô trong thời gian tới.
Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết thêm, những năm tới, Hà Nội xác định tập trung đầu tư cho Văn hóa, Giáo dục và Y tế là 3 trụ cột để phát triển bền vững Thành phố. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xác định GD&ĐT Thủ đô phải là trung tâm GD&ĐT chất lượng cao của cả nước, tiến tới cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Phong, GD&ĐT Thủ đô vẫn còn một số khó khăn cần sớm được giải quyết. Trong đó, việc di dời các cơ sở giáo dục ra khỏi nội đô cần được thực hiện khẩn trương; đồng thời, Bộ GD&ĐT cần sớm có quy chế, quy chuẩn đặc thù đối với các đô thị đặc biệt như Hà Nội.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định việc di dời các trường khỏi nội đô là cần thiết để nâng cao cơ sở vật chất cho các trường và cho sinh viên. Dù vậy, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, sở dĩ trong 10 năm qua chưa di dời được các trường Đại học ra khỏi nội đô là do thiếu nguồn lực, thiếu cơ chế và quỹ đất. Theo ông Hoàng Minh Sơn, để sớm hoàn thành việc này, Hà Nội cần có quy hoạch rõ ràng, ưu tiên quỹ đất hình thành các khu đô thị, cụm đại học để tạo cơ chế, hỗ trợ các trường di dời khỏi nội đô nhưng vẫn ở Thủ đô.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, giáo dục của Hà Nội đang tạo ra được thương hiệu riêng. Những thành quả này là sự nỗ lực của đội ngũ quản lý, giáo viên toàn ngành trong nhiều thế hệ cũng như sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Để giáo dục Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, ông Phạm Ngọc Thưởng mong muốn Hà Nội có các chính sách đặc thù để khuyến khích trong phát triển giáo dục như: Giải quyết tốt vấn đề thừa thiếu giáo viên; giảm số người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; phát huy tính đặc thù, lợi thế Thủ đô trong xã hội hoá, phát triển trường ngoài công lập. Đặc biệt, quan tâm hơn vấn đề phát triển Đảng để nâng chất lượng đào tạo trong các trường học.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, quy mô giáo dục trên địa bàn Thủ đô lớn, áp lực lớn, đòi hỏi cao, kỳ vọng nhiều, đặt ra nhiều thách thức. Tuy nhiên, vượt qua những áp lực đó, trong những năm qua, Hà Nội vẫn được đánh giá là khu vực có chất lượng giáo dục hàng đầu và có tầm quan trọng đặc biệt.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khai thác tối đa lợi thế của Thủ đô, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị, thời gian tới Hà Nội cần hướng đến hệ thống chuẩn giáo dục cao hơn cả nước, nhất là vấn đề chất lượng trong giáo dục. Ngoài ra, cần có kế hoạch, chiến lược để giải quyết từng vấn đề cụ thể trong giáo dục và có giải pháp thực hiện chiến lược phát triển cho từng khối, từng khu vực, phấn đấu trong 5 năm tới không còn lớp học nào có trên 40 học sinh; phát triển hơn nữa phương diện con người và thực hiện kết nối giáo dục với các không gian văn hoá, công viên thể thao, thư viện, bảo tàng… sẵn có để phát triển chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Cho biết Bộ GD&ĐT sẽ rà soát lại các chính sách để mở đường cho sự phát triển và kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong phát triển giáo dục nói chung, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị, Hà Nội cần mạnh dạn thí điểm thực hiện một số chính sách đặc thù và cần thiết có thể ban hành một số chính sách riêng cho Thủ đô trong giáo dục.
"Mong Hà Nội với tất cả nguồn lực, trách nhiệm của mình xem xét đến hệ thống mô hình các trường năng khiếu bên cạnh trường chuyên để phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, ươm mầm các tài năng từ sớm nhất. Ngoài ra, trong sự phát triển đô thị theo hướng thông minh cần tính đến không gian cho việc học tập suốt đời để nâng cao chất lượng đô thị của Thủ đô", Bộ trưởng Bộ GD&ĐT bày tỏ.
Phát biểu tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Đại hội lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí rất quan trọng của GD&ĐT, là quốc sách hàng đầu; đồng thời, yêu cầu triển khai mạnh hơn nữa chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, giai đoạn 2021-2025.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Hà Nội xác định rõ vai trò, vị trí của Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Đảng bộ, chính quyền Thành phố luôn dành sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo, coi phát triển giáo dục, đào tạo, đưa học sinh trở lại trường học là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị.
Thời gian qua, trước tác động của dịch Covid-19, Thành phố càng dành sự quan tâm nhiều hơn, vừa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho học sinh, giáo viên, vừa bảo đảm chất lượng dạy và học. Nhờ đó, Hà Nội dẫn đầu về quy mô, mạng lưới trường lớp, về giáo dục mũi nhọn và duy trì chất lượng cao giáo dục đại trà ở các cấp học.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn) |
Tuy nhiên, xác định giáo dục, đào tạo Thủ đô phải phát triển xứng tầm, lãnh đạo Thành phố luôn trăn trở, tìm giải pháp phấn đấu đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT giai đoạn 2021-2025. Cụ thể hóa tinh thần này, Hà Nội đã xác định giáo dục, đào tạo là một trong ba lĩnh vực ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 (bên cạnh Y tế và Văn hóa). Thành ủy cũng quán triệt tinh thần phải nhìn thẳng, nói thật về những hạn chế tồn tại của giáo dục, đào tạo; trên cơ sở đó, xác định tầm nhìn xa, tính toán dài hơi để phát triển lĩnh vực này.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, tới đây, Hà Nội báo cáo với Bộ Chính trị về chủ trương quy hoạch xây dựng thành phố trong thành phố. Trong đó, thành phố giáo dục, khoa học công nghệ sẽ lấy hạt nhân là khu trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Khu công nghệ cao Hòa Lạc và khu vực Xuân Mai. Thành phố cũng sẽ tập trung hoàn thiện cơ chế để khơi thông nguồn lực, đẩy mạnh cải cách hành chính để tháo gỡ thủ tục, thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư hạ tầng giáo dục, đào tạo... Để bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng phương án để khi được phân bổ vắc xin là tiêm được cho trẻ từ 5-11 tuổi, bảo đảm an toàn cho học sinh khi trở lại trường học.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thống nhất cùng với Ban Cán sự đảng Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức tổ công tác, tăng cường phối hợp, giải quyết các kiến nghị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho giáo dục, đào tạo Thủ đô đổi mới, phát triển xứng đáng vị trí, vai trò, đáp ứng sự tin tưởng, kỳ vọng của Trung ương và nhân dân Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49
Tin khác
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 24/11/2024 08:24
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 21:39
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Nhịp sống Thủ đô 23/11/2024 16:17
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Thủ đô 23/11/2024 12:52
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18