Hà Nội: Phổ biến pháp luật hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm

(LĐTĐ) Tại các xã, phường, thị trấn, nhiều mô hình tự quản, tự phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được duy trì hoạt động tương đối hiệu quả.
Hà Nội đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống Covid-19 Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa báo cáo tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, trong đó có Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kết quả thực hiện Đề án cho thấy, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật của Thành phố trong thời gian qua có sự chuẩn bị bài bản, từ khảo sát nhu cầu đến lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền.

Hà Nội: Phổ biến pháp luật hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm
Tiểu phẩm tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 của quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Linh Anh)

Để thực hiện Đề án có hiệu quả, đồng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Công an thành phố xác định, lựa chọn 43 xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Trung ương thuộc các quận, huyện, thị xã: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phú Xuyên, Mỹ Đức.

Đồng thời, tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân ở hai xã, phường về các nội dung, hình thức tuyên truyền mà họ thấy hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy, người dân mong muốn được tham dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật; cung cấp tài liệu pháp luật; tham dự hội nghị, hội thảo, tọa đàm phổ biến kiến thức pháp luật; tham gia thi tìm hiểu pháp luật... Tuy nhiên, 27% ý kiến cho rằng mức độ tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL ở địa phương được tổ chức thường xuyên, liên tục còn thấp.

Đa số cán bộ và người dân tại các địa bàn này muốn được thông tin về tình hình vi phạm, cách xử lý các vụ việc vi phạm thuộc những lĩnh vực: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước; an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự an toàn giao thông; pháp luật về hòa giải ở cơ sở, cũng như mong muốn được phổ biến nội dung trong các quy định pháp luật thuộc những lĩnh vực này...

Sở Tư pháp - cơ quan được giao chủ trì Đề án đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 3.300 lượt người, giải đáp trực tiếp các vấn đề bức xúc của người dân tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực pháp luật như: Đất đai, môi trường, hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, và đăng ký tạm trú, tạm vắng tại. Đồng thời, lồng ghép trong các chương trình, đề án khác để tổ chức 106 hội nghị cho 26.500 lượt người tham dự trong đó có nhân dân của các địa bàn trọng điểm; biên soạn và phát hành 3.913.300 tài liệu sách hỏi - đáp pháp luật và tờ gấp tìm hiểu pháp luật...

Các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm, các xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm đã biên soạn, phát hành 949.567 tài liệu tìm hiểu pháp luật; tổ chức 3.337 hội nghị tuyên truyền cho 800.024 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã tiếp nhận và tư vấn, trợ giúp được trên 3.000 vụ việc có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, hình sự, mua bán người...

Tại các xã, phường, thị trấn, nhiều mô hình tự quản, tự phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được duy trì hoạt động tương đối hiệu quả như: Các nhóm liên gia “3 tự phòng - 3 tự quản”; Tổ dân phố, khu dân cư, làng, thôn văn hóa; các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; Giáo họ an toàn về an ninh trật tự, Câu lạc bộ Nông dân với công tác phòng, chống ma túy; Câu lạc bộ Vì bình yên cuộc sống; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội của Hội Phụ nữ xã...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.

Tin khác

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như: Đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích... thậm chí mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn, có nguy cơ gây ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Làm thế nào để hạn chế thấp nhất những “vấn nạn” này? Đặc biệt, để những đứa trẻ trở thành người có ích chứ không phải là gánh nặng cho xã hội.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo 3 thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi cộm tuần qua.
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ

(LĐTĐ) Bộ Công an mới đây đã ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. So với quy định trước đây, hình thức giám sát thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình đã được loại bỏ.
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó có việc điều chỉnh các mức trừ điểm Giấy phép lái xe do vi phạm nồng độ cồn so với bản dự thảo trước.
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), chiêu trò lừa đảo mạo danh đã không còn xa lạ đối với người dân, điều đáng nói là các đối tượng mạo danh đã liên tục thay đổi kịch bản, thao túng tâm lý người dùng một cách tinh vi nên vẫn có không ít người dân bị “sập bẫy”.
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều đối tượng lừa đảo lợi dụng suy thoái kinh tế làm cho nhu cầu tìm việc làm của người lao động tăng, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên… nên đã đăng tin tuyển dụng việc làm “ảo” trên các trang mạng xã hội. Với hình thức lừa đảo tinh vi, không ít người lao động ở Hà Nội đã rơi vào “bẫy” việc làm online để rồi tiền mất, thông tin cá nhân bị đánh cắp…
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách

(LĐTĐ) Những ngày qua, sự việc vi phạm xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chính là do “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách. Trong đó, việc không quy định, hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng với các hình thức lựa chọn nhà thầu, khiến doanh nghiệp lợi dụng ban hành hạn mức cao hơn so với quy định của Luật Đấu thầu, từ đó gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đang cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến nổi bật tuần qua, trong đó có thủ đoạn lừa đảo từ thiện, quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Xem thêm
Phiên bản di động