Hà Nội quyết tâm thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh

Sáng 21/2, thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Tân Sửu 2021” và hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025. Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dự buổi lễ.
Hà Nội: Nâng cao vai trò tổ giám sát cộng đồng trong phòng, chống Covid-19 Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ: Giải quyết dứt điểm việc giao đất dịch vụ ở huyện Thạch Thất Lãnh đạo thành phố Hà Nội xuống đồng, động viên bà con nông dân

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong...

Hà Nội quyết tâm thực hiện chương trình trồng 1 tỷ cây xanh
Đại biểu Trung ương và thành phố Hà Nội trồng cây hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động

Phát biểu tại Lễ phát động, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết: Cách đây hơn 62 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân hưởng ứng “Tết trồng cây”. Từ đó đến nay, “Tết trồng cây” theo lời Bác đã thực sự mang lại lợi ích to lớn cho đất nước và trở thành một tập quán tốt đẹp của nhân dân ta trong những dịp Tết đến, Xuân về.

Tại Thủ đô Hà Nội, nét đẹp đó được duy trì thường niên với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhờ vậy, những năm qua, phong trào trồng cây, gây rừng của Thành phố đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Theo Chủ tịch Thành phố Chu Ngọc Anh, Hà Nội đã hoàn thành Chương trình 1 triệu cây xanh trước 2 năm và trồng thêm 600 nghìn cây đô thị, cây bóng mát, phủ kín trên hơn 250 tuyến đường, tuyến phố và khu vực, nhằm tăng mật độ cây xanh, tạo cảnh quan, không gian xanh kết hợp trang trí tạo đặc trưng cho tuyến đường, đồng thời có tác dụng ngăn gió, chống bụi, chống ồn cho tuyến đường.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi lễ.

"Tiếp nối các kết quả đã đạt được từ các năm trước, ngay từ đầu năm 2021, các đơn vị của Thành phố đã tập trung hoàn thành tốt công tác trang trí cây xanh, cây hoa, cây cảnh, khánh tiết chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và ngày thành lập Đảng 3/2, tạo tiền đề cho việc xây dựng Kế hoạch và thực hiện chỉnh trang, phát triển hệ thống cây xanh đô thị, hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, do Thủ tướng Chính phủ phát động", ông Chu Ngọc Anh nói.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã cần tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của Tết trồng cây, về vai trò, tác dụng to lớn, lợi ích toàn diện, lâu dài, giá trị nhân văn của việc trồng cây, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; Tổ chức phát động Lễ trồng cây phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương hình thức.

Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ
Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ.

Đồng thời, vận động, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân “hăng hái tham gia trồng cây, trồng rừng; người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, trồng cây nào, tốt cây đó” (như lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng); Triển khai tốt việc trồng và chăm sóc, bảo vệ cây đô thị, cây bóng mát, cây lấy gỗ, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh; Trồng cây tại các đường giao thông, tuyến phố, nơi công cộng, trong khuôn viên cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện...

“Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân trồng cây xanh, cây cảnh, trang trí hoa trong khuôn viên nhà mình. Để tiến tới, cây xanh trở thành cây cảnh, trở thành nét đẹp của kiến trúc cảnh quan đô thị, để Hà Nội trở thành thành phố 4 mùa hoa nở, luôn sáng, xanh, sạch, đẹp; phấn đấu năm 2021 trồng được hơn 300 nghìn cây các loại, đến năm 2030 mỗi một người dân Hà Nội trồng một cây xanh”, Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ và thiết thực hưởng ứng Chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh, trong 5 năm tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ đề án phục hồi, phát triển hệ thống cây xanh nhằm ứng phó với tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

Công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội
Công nhân Công ty Công viên cây xanh Hà Nội trồng cây hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, giai đoạn 2021-2025.

Theo ông Trần Hồng Hà, để tạo thuận lợi cho việc xác định địa điểm trồng, theo dõi việc quản lý và chăm sóc cây xanh sau khi được trồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ cây Việt Nam thông qua ứng dụng công nghệ 4.0 trên điện thoại thông minh. Ứng dụng này giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá hiện trạng phân bổ cây xanh; Xác định các khu vực, địa điểm trồng cây cụ thể; Giám sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây; Kết nối các địa chỉ cung cấp nguồn cây, quỹ đất trồng cây… Bản đồ này cũng sẽ xác định được các khu vực xung yếu cần phục hồi hệ sinh thái, yêu cầu phòng hộ… phục vụ sử dụng để công bố bản đồ quy hoạch hạ tầng cây xanh và chỉ tiêu hạ tầng cây xanh địa phương…

Bộ Trưởng Trần Hồng Hà đề nghị các cơ quan đoàn thể và chính quyền các địa phương, tổ chức, cá nhân hăng hái tham gia trồng cây; Mỗi người dân coi việc trồng và bảo vệ cây xanh như món quà gửi con cháu mai sau, góp phần vào việc ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện môi sinh, cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. “Mỗi cây chúng ta ươm trồng trong Tết trồng cây Tân Sửu này sẽ mang đến những mùa xuân xanh tiếp theo cho đất nước Việt Nam tươi đẹp cũng như góp phần cho Trái đất của chúng ta mãi luôn xanh tươi”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà bày tỏ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động