Hà Nội sẽ có đề án để làm tổng thể 12 tuyến đường sắt đô thị
Thành phố Hà Nội đã ủy quyền 578 thủ tục hành chính, đạt tỷ lệ 94% Lãm rõ giải pháp khắc phục tình trạng xe buýt kém chất lượng |
Giải quyết dứt điểm 1535/1927 kiến nghị
Cuối phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố chiều 7/12, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trả lời các vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm.
Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung xử lý, giải quyết kịp thời, thỏa đáng 333 ý kiến, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và cử tri Thủ đô trước và sau Kỳ họp thứ 12 HĐND Thành phố.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương tập trung xử lý, giải quyết kịp thời, thỏa đáng các ý kiến, kiến nghị của đại biểu HĐND Thành phố và cử tri Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ, cụ thể: Lũy kế từ đầu nhiệm kỳ đến nay, UBND Thành phố đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm 1535/1927 kiến nghị (chiếm gần 80%) và tiếp tục chỉ đạo giải quyết 392 kiến nghị.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trả lời các vấn đề đại biểu, cử tri quan tâm. |
Thông qua nắm bắt, giải quyết kiến nghị cử tri, các cơ quan chức năng của Thành phố đã có chuyển biến tích cực trong việc tháo gỡ những vướng mắc và bất cập trong cơ chế quản lý, điều hành, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của cử tri và nhân dân Thủ đô.
Đồng thời, trên tinh thần tháo gỡ tận gốc những khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm sinh kế cho người dân trong khu vực và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số khó khăn, tồn tại mà cử tri và nhân dân đã có kiến nghị tại phiên chất vấn ngày hôm nay. Trong đó còn có những việc đã được nhận diện nhiều năm nhưng chưa được khắc phục triệt để, nguyên nhân khách quan, chủ quan cũng đã được các cấp, các ngành chỉ rõ.
Thời gian tới, UBND Thành phố sẽ tập trung tìm những biện pháp căn cơ hơn để từng bước xử lý những tồn tại được nêu ra hôm nay.
Chủ tịch UBND Thành phố điểm qua một số kết quả nổi bật trong thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 của Thủ đô và dẫn chứng ví dụ cụ thể như tăng trưởng tín dụng của Hà Nội hơn 10% (cả nước chỉ hơn 8%) chứng tỏ đời sống kinh tế của Hà Nội vẫn sôi động.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2023, Thành phố luôn bám sát chỉ đạo của Trung ương, chú trọng và nỗ lực đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, trong đó điểm nổi bật là tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Thủ đô; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi của các cấp; tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không dám làm, không dám tham mưu, đề xuất, không dám chịu trách nhiệm trong cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức; chủ động thực hiện nhiệm vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh ngay từ cơ sở….
Đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị
Trả lời đại biểu về nguồn lực phát triển Thủ đô nói chung cũng như hạ tầng giao thông, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, Thành phố nhận thức quan trọng về nội dung này nên đã đề xuất chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), theo đó có cơ chế đặc thù để có nguồn lực phát triển hạ tầng Thủ đô, hạ tầng giao thông đối ngoại liên vùng.
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 14, HĐND Thành phố chiều 7/12. |
Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Thủ đô sẽ có đề án riêng về phát triển đường sắt đô thị, làm tổng thể làm 12 tuyến đường sắt để có cơ chế, nguồn lực riêng. Có như vậy, tất cả các vấn đề đô thị, trật tự đô thị mới được giải quyết tốt hơn.
“Mỗi sáng, Hà Nội có khoảng 2,3 triệu học sinh đến trường cùng các phụ huynh, chưa kể các nhu cầu khác… dẫn đến ùn tắc. Chỉ khi Hà Nội giải quyết được vấn đề giao thông đô thị, mới giải quyết cơ bản vấn đề ùn tắc giao thông”, Chủ tịch UBND Thành phố nói. Đồng thời cho biết, nếu làm quyết liệt, Thành phố sẽ có 12 tuyến đường sắt đô thị.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, với một Thành phố khoảng 10 triệu dân, rõ ràng việc phân cấp là một hướng đi duy nhất đúng, nhằm nâng tầm của các sở ngành, quận huyện lên. Số lượng cán bộ sở, ngành rất ít; thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng nên số lượng giao dịch rất lớn. Đây là đặc thù đô thị đặc biệt lớn so với các đô thị còn lại, nên khó tránh khỏi có lúc việc lỗi, chậm, chưa được nâng cao. Vì vậy, căn cứ Luật Thủ đô sửa đổi, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục làm mạnh phân cấp hơn.
Để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân, Thành phố đã thống nhất chủ trương thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố, hướng tới mục tiêu “Minh bạch - Công khai - Hiện đại và phi địa giới hành chính trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính”.
Trước mắt công dân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ chỉ cần đến 1 địa điểm hoặc nộp hồ sơ qua mạng để giải quyết các thủ tục hành chính cấp Thành phố với gần 1.400 thủ tục theo nhu cầu, từ đó rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
Về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2023, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, các cân đối lớn được đảm bảo: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,27%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng trên 5%).
Đối với 712 dự án chậm triển khai, Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, “mỗi một dự án là một số phận”, nên phải rà soát rất kỹ, xét từng dự án cụ thể, chỉ áp dụng một số nguyên tắc cơ bản. “Thành phố với tinh thần tháo gỡ vướng mắc là chính, có chế tài để các nhà đầu tư thực hiện. Còn những dự án không thể triển khai được nữa thì dứt khoát phải thu hồi theo đúng quy định pháp luật”, Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh.
Với nhóm vấn đề giao thông đô thị, Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, thành phố sẽ nghiên cứu xây dựng kế hoạch đầu tư, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường “đối ngoại giao thông” nhằm nâng cao hiệu quả kết nối các tuyến đường liên tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương trong Vùng Thủ đô; hiện đại hóa hệ thống giao công công cộng với giải pháp căn cơ; đi trước trong phát triển xe bus điện với quy hoạch mạng lưới sạc đầy đủ, an toàn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04