Hà Nội: Tăng thu ngân sách nhờ khai thác hiệu quả đất đai

Thời gian qua, công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đã được các cấp, ngành thuộc thành phố Hà Nội chủ động triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả, tạo nguồn thu cho ngân sách các cấp. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 thực hiện 55.285 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 thực hiện 147.498 tỷ đồng, đạt 266% so với giai đoạn 2011-2015 (kế hoạch năm 2021 thu đạt 22.700 tỷ đồng).
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Người dân đi cách ly hãy coi mình là "chiến sĩ" chống Covid-19 Năm 2020, Hà Nội tiết kiệm ngân sách nhiều nhất trong 63 địa phương Hà Nội: Khảo sát trực tuyến việc quản lý và sử dụng đất đai ở 2 quận

Chiều 2/6, tại trụ sở Thành ủy, Đoàn công tác số 1 và Đoàn công tác số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ và Luật Đất đai năm 2013 trên các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính và quy hoạch - kiến trúc.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Đoàn công tác số 1 Nguyễn Thị Tuyến và Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Đoàn công tác số 2 Nguyễn Trọng Đông chủ trì buổi làm việc.

undefined
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Lương Toàn)

Theo báo cáo của Sở Tài chính, thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về "Tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại"; Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 25/4/2013 của Thành ủy, thời gian qua, công tác giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đã được các cấp, ngành thuộc thành phố Hà Nội chủ động triển khai thực hiện, tạo nguồn thu cho ngân sách các cấp. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 thực hiện 55.285 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 thực hiện 147.498 tỷ đồng, đạt 266% so với giai đoạn 2011-2015 (kế hoạch năm 2021 thu đạt 22.700 tỷ đồng).

Về công tác quản lý, sử dụng và kết quả sắp xếp lại, xử lý tài sản công liên quan đến đất đai, Ủy ban nhân dân Thành phố đã phê duyệt phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của thành phố với tổng số 10.858 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất 41.254.642m2, diện tích nhà 10.019.676m2…

Trong khi đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng mô hình thí điểm tích tụ, tập trung đất đai phù hợp với điều kiện tình hình thực tế tại địa phương. Đến nay, thành phố thực hiện dồn điền, đổi thửa được 79.454,3ha. Diện tích đất dôi dư sau dồn đổi là 1.836,9ha, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa được xác định là khâu đột phá, tạo điều kiện hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm, xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, các huyện, thị xã đã cơ bản cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân sau dồn điền, đổi thửa, với số lượng 617.964/622.861 (đạt 99,21%).

Theo báo cáo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, chất lượng quy hoạch được nâng cao so với giai đoạn trước đây. Các đồ án quy hoạch được phê duyệt bảo đảm tuân thủ quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện, nâng cao tính khả thi trong thực tiễn, góp phần tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan Thủ đô văn minh, hiện đại, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử.

Tình trạng chậm muộn kéo dài trong việc giải quyết yêu cầu, đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc cơ bản được khắc phục. Các đồ án quy hoạch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt, công bố và bàn giao đầy đủ theo quy định là cơ sở cung cấp thông tin, chứng chỉ quy hoạch… qua đó từng bước chỉnh trang bộ mặt kiến trúc đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố…

undefined
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Lương Toàn)

Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo các sở và ý kiến phát biểu của các đại biểu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã chỉ rõ một số tồn tại. Trong đó nổi lên là việc một số chính sách về đất đai không còn phù hợp với điều kiện hiện nay, chưa có sự tương thích giữa nhiều văn bản luật dẫn đến bất cập khi thực hiện ở cơ sở…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo công phu, chi tiết của các sở cũng như các ý kiến tham gia phát biểu tại buổi khảo sát.

Theo Phó Bí Thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, trong những năm vừa qua, nhất là sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thủ đô đã có chuyển biến, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TƯ; xây dựng Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 19-NQ/TƯ và dự kiến trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tại Hội nghị lần thứ ba vào tháng 10/2021 là cơ hội để Thành phố rà soát, đề xuất, kiến nghị với Trung ương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách, pháp luật trong công tác quản lý đất đai.

Ghi nhận những đề xuất, kiến nghị từ cơ sở, bà Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các sở hoàn thiện báo cáo; Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo của các đơn vị, tham mưu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố hoàn thiện, trình Ban Thường vụ Thành ủy để phục vụ công tác tổng kết Nghị quyết số 19-NQ/TƯ cấp Thành phố và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương trong thời gian tới.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động