Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai
Sáng 11/9, báo cáo về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó mưa, lũ lớn trên các tuyến sông, Ban Cán sự Đảng thành phố Hà Nội thông tin, trước tình hình mưa, lũ lớn xảy ra tại một số điểm và một số tuyến sông trên địa bàn Thành phố, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố từ đầu đợt thiên tai, trong ngày 9 và 10/9, công tác ứng phó với bão và mưa, lũ kèm theo trên địa bàn Thủ đô tiếp tục được triển khai nhanh chóng, kịp thời.
Cụ thể, chiều 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ứng phó với mưa lớn; tiếp đó, UBND Thành phố ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 9/9 về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông và Công điện số 14/CĐ-UBND ngày 10/9 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Công tác ứng phó với mưa, lũ và khắc phục hậu quả của bão số 3 được Thành phố triển khai nhanh chóng, kịp thời. |
Trong ngày 9 - 10/9, các đồng chí Thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tại nhiều địa bàn và có những chỉ đạo thực chất, kịp thời trên thực địa. Trưa ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã dự cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng tại các tỉnh phía Bắc.
Căn cứ chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo vận hành đóng, mở các cửa xả hồ thủy điện thượng lưu (hiện tại hồ Hoà Bình mở 1 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 6 cửa xả đáy; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) Thành phố, Sở NN&PTNT đã kịp thời triển khai, ban hành các văn bản về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ.
Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả với bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.
Ngoài các nội dung, hoạt động tích cực khắc phục hậu quả của bão số 3; ngay khi nhận được các bản tin dự báo, cảnh báo lũ và các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, rà soát, cập nhật các phương án phòng, chống lũ và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó mưa, lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Cụ thể, tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.
Tăng cường hỗ trợ người dân đảm bảo tính mạng, tài sản. |
Đồng thời tăng cường công tác trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ. Rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.
Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện; tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra…
Ban Cán sự Đảng Thành phố cũng báo cáo, do ảnh hưởng của đợt mưa bão, thiên tai vừa qua đã có những thiệt hại về người (4 người chết và 23 người bị thương). Hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản xảy ra liên quan đến cây đổ, cành gãy, mất điện, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình…
Trong đó, thiệt hại do mưa lũ khu vực đô thị, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 6h30 ngày 10/9, trên địa bàn Thành phố còn một số điểm úng ngập tại lưu vực sông Tô Lịch: Vĩnh Hưng, Đường 2,5 hồ Đền Lừ, Thái Hà, Quan Nhân, Triều khúc; lưu vực sông Cầu Bây: Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm; lưu vực sông Nhuệ: Phan Văn Trường, Đại lộ Thăng Long (Ngã ba giao Lê Trọng Tấn), Hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9+656), đường Tố Hữu, Yên Nghĩa (Bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), đường Quyết Thắng, HH2 Nguyễn Trác, Võ Chí Công, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Khánh Toàn, Thiên Hiền, phố Nhuệ Giang, Ngọc Hồi, Yên Xá, Cầu Bươu.
Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tính đến thời điểm 7h ngày 10/9, số lúa bị đổ là 24.842 ha; lúa bị ngập 2.476 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 4.046 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 3.924 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 453 ha.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện
Tin khác
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024
Chỉ đạo - Điều hành 09/01/2025 23:01
Phát huy nguồn lực sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 18:17
Kiên quyết phòng, chống tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ
Chỉ đạo - Điều hành 09/01/2025 16:10
Hà Nội thực hiện tốt công tác lao động, người có công và xã hội
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 15:27
Huyện Thường Tín: Sẽ tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống Xuân Ất Tỵ
Nhịp sống Thủ đô 09/01/2025 12:31
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 18:23
Thị trường đào quất Tết trầm lắng dù nhu cầu vẫn cao
Nhịp sống Thủ đô 08/01/2025 17:26
Mặt trận các cấp tiếp tục phát huy và làm tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội
Thủ đô 08/01/2025 16:03
Hà Nội sẵn sàng tâm thế cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 13:23
Hà Nội thành lập, đặt tên 20 thôn, tổ dân phố mới
Chỉ đạo - Điều hành 08/01/2025 11:05