Hà Nội tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình trọng điểm

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Đảng đoàn Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố phối hợp với Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình trọng điểm; đồng thời, tiếp tục giám sát, tái chất vấn đối với nội dung này, nhất là đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài. Trước mắt, cần tiếp tục giám sát, đôn đốc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong năm 2022.
Xây dựng người nông dân Hà Nội thanh lịch - văn minhHà Nội có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung lên tới 200-300 haĐẩy mạnh tuyên truyền để làm tốt việc giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Chiều 17/10, Đoàn Giám sát số 01 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Đảng đoàn HĐND Thành phố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công trình, dự án trọng điểm của Thành phố.

Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình trọng điểm
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho biết, thời gian qua, Đảng đoàn HĐND Thành phố luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nội dung theo thẩm quyền đối với các công trình, dự án trọng điểm; tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Chương trình số 02, 03 và 05 của Thành ủy.

Đảng đoàn HĐND Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo HĐND Thành phố tổ chức 9 kỳ họp thường lệ và chuyên đề; ban hành và thông qua 91 nghị quyết, trong đó, có 68 nghị quyết về cơ chế chính sách, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Đây là khuôn khổ pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện cho cả nhiệm kỳ, đảm bảo phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành…

Đặc biệt, Đảng đoàn đã lãnh đạo HĐND Thành phố xem xét thông qua 3 dự án để Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư, bao gồm: Chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4; Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường kết nối đường Pháp Vân - Cầu Giẽ với đường Vành đai 3; dự án Tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Đồng thời, trực tiếp xem xét quyết định chủ trương đầu tư của 7 dự án theo thẩm quyền, với tổng mức đầu tư 21.352,4 tỷ đồng.

Đảng đoàn HĐND Thành phố cũng lãnh đạo, tập trung nguồn lực để triển khai 39 công trình, dự án trọng điểm, trong đó, có 32 dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, ngân sách Thành phố (đã bố trí Kế hoạch vốn trung hạn 17 dự án với tổng số vốn là 74.660 tỷ đồng; còn lại 15 Dự án đã được cân đối vốn từ nguồn huy động theo phương thức phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô); 1 dự án theo hình thức BT với tổng vốn 9.459,2 tỷ đồng; 06 dự án sử dụng vốn của các doanh nghiệp thực hiện theo hình thức xã hội hóa tổng mức đầu tư 58.446,9 tỷ đồng.

Trước thực trạng nhiều công trình, dự án trọng điểm chậm tiến độ, gặp vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, Đảng Đoàn HĐND Thành phố đã chỉ đạo thực hiện chất vấn về nội dung này tại kỳ họp thứ 3 (tháng 12/2021) và kỳ họp thứ 7 (tháng 7/2022).

Thông qua hoạt động chất vấn, nhiều dự án, công trình trọng điểm đã có chuyển biến về tiến độ, như đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện đường Vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32; Khởi công dự án Bệnh viện Nhi Hà Nội (giai đoạn 1) vào tháng 02/2022; thông qua chủ trương đầu tư dự án Dự án Bảo tồn khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; giải quyết các tồn tại, khó khăn vướng mắc đã kéo dài nhiều năm của Dự án tiếp nước cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì…

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Phùng Thị Hồng Hà, Đảng đoàn đã chỉ đạo, HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về chương trình giám sát của HĐND thành phố năm 2023, trong đó có nội dung giám sát về việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn và các công trình trọng điểm giai đoạn 2021-2025 của Thành phố. Dự kiến tại kỳ họp cuối năm 2022, sẽ trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát.

Qua công tác theo dõi, tổng hợp, Đảng đoàn HĐND Thành phố đánh giá, các công trình, dự án trọng điểm cơ bản triển khai còn chậm, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Trong 32 dự án trọng điểm sử dụng vốn ngân sách, ngoài 9 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020, đến thời điểm hiện nay, đã gần 1/2 kỳ kế hoạch trung hạn, mới có 7/23 dự án mới được quyết định chủ trương đầu tư, bằng 30% số dự án cần quyết định chủ trương đầu tư. Như vậy công tác chuẩn bị đầu tư rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các thủ tục tiếp theo cũng như phương án cân đối vốn của cả kỳ kế hoạch.

Tại buổi làm việc, Đảng đoàn HĐND Thành phố nêu 2 nhóm kiến nghị lớn với Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy. Trong đó, chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tiếp tục rà soát, tổng hợp, kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét sửa đổi, ban hành các quy định cụ thể, phù hợp các quy định mới của pháp luật và tình hình thực tiễn về đầu tư, đầu tư công; việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; hình thức đối tác công tư; công tác quản lý ngân sách, thanh toán, quyết toán công trình; công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất…

Hà Nội: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình trọng điểm
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, thời gian tới, HĐND Thành phố sẽ tiến hành rà soát, phân loại tiến độ các dự án, công trình trọng điểm; phối hợp với UBND Thành phố, các đơn vị liên quan trong kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình trọng điểm.

Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đánh giá cao tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm của Đảng đoàn HĐND Thành phố, nhất là trong việc quán triệt, triển khai thực hiện các Chương trình số 02, 03 và 05 của Thành ủy; kịp thời xây dựng và thông qua các Nghị quyết; lồng ghép nhiệm vụ của Chương trình số 02, 03 và 05 với chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn...

Tuy nhiên, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, với chức năng của Đảng đoàn và Quy chế do Ban Thường vụ Thành ủy ban hành, việc ra Nghị quyết, phân công nhiệm vụ các thành viên của Đảng đoàn cần có sự đeo bám, đánh giá kết quả thực hiện. Cùng với đó, cần rà soát cơ chế, chính sách, kịp thời phát hiện những vấn đề còn mâu thuẫn, bất cập để báo cáo Trung ương, Thành phố điều chỉnh, đảm bảo sự thống nhất.

Liên quan đến thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị Đảng đoàn HĐND Thành phố rà soát để cùng với Thành phố tháo gỡ. Đồng thời đề nghị Đảng đoàn HĐND Thành phố tiếp tục tập trung lãnh đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với việc thực hiện Chương trình số 02, 03 và 05 của Thành ủy. Phối hợp với Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố tập trung tháo gỡ khó khăn cho các dự án, công trình trọng điểm; đồng thời, tiếp tục giám sát, tái chất vấn đối với nội dung này, nhất là đối với các dự án chậm tiến độ kéo dài. Trước mắt, cần tiếp tục giám sát, đôn đốc thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô trong năm 2022.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Lan tỏa tri thức y khoa bằng công nghệ số

Ngày 19/4, Tổng hội Y học Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế), TikTok Việt Nam, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và Hệ thống tiêm chủng VNVC đã ký thỏa thuận hợp tác xây dựng mạng lưới thông tin y tế chính thống vì cộng đồng trên nền tảng số.
Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, dự kiến xe buýt, đường sắt đô thị sẽ tăng cường hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân.
Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh sinh viên lần thứ VII, ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Diễn đàn “Cảm hứng khởi nghiệp từ các doanh nhân lĩnh vực công nghệ”. Diễn đàn là nơi kết nối những ý tưởng, khát vọng và tinh thần nhiệt huyết của thế hệ trẻ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.

Tin khác

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Chi tiết dự kiến tên gọi, số lượng phường, xã mới ở Hà Nội

Thành phố Hà Nội hiện có 526 xã, phường, sau sắp xếp Hà Nội còn 126 xã, phường. Trong đó, 12 quận sau khi sắp xếp lại còn 47 phường; 17 huyện và thị xã Sơn Tây còn 79 xã.
Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Quận Hoàng Mai dự kiến còn 7 phường

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính quận Hoàng Mai còn 7 phường: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Lĩnh Nam.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ kinh doanh hiệu quả, bền vững tại Việt Nam

Ngày 18/4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus, kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không có lý do gì gây phiền hà với người kinh doanh, tạo sinh kế cho dân

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Phát động hai đợt thi đua trong công tác GPMB trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh

Ngày 17/4, tại trụ sở Quận ủy Tây Hồ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Giao ước thi đua giữa các cơ quan báo chí của Hà Nội với đại diện các quận, huyện Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh về công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn 3 quận, huyện.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thi đua phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua hiện có; nghiên cứu phát động thêm các phong trào phù hợp với các nhiệm vụ trọng tâm mà cả nước đang tập trung triển khai, đặc biệt là chuẩn bị phát động phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số", tạo phong trào, khí thế thi đua sôi nổi trong cả nước thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Thúc đẩy tương lai xanh hơn, bền vững hơn cho các thế hệ mai sau

Chiều 17/4, sau 4 ngày làm việc (từ 14-17/4), với hơn 20 phiên thảo luận sâu sắc và thực chất, Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” đã kết thúc thành công tốt đẹp.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả, thuốc giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả để thông tin cho người tiêu dùng và đưa các đối tượng vi phạm ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm”

Ngày 17/4, phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh việc Thủ đô không thể để mất an toàn thực phẩm, vì mất an toàn thực phẩm làm ảnh hưởng đến uy tín của Thủ đô, sức khỏe của nhân dân, cũng như chất lượng đô thị nói chung.
Xem thêm
Phiên bản di động