Hà Nội thích ứng an toàn nhưng không lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Chiều nay (11/2), Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã về các giải pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố. Đồng chủ trì có các đồng chí: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đồng chủ trì phiên họp.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh: Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho nhân dân trước, trong và sau Tết Kinh nghiệm “3 không” trong phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội: Quản lý chặt chẽ F0 điều trị tại nhà, hạn chế tối đa chuyển tầng

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn đang được tổ chức quyết liệt

Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố còn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Trưởng Tiểu ban Truyền thông - Ban Chỉ đạo thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.

Tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, từ ngày 26/1 đến 10/2, Hà Nội ghi nhận 45.363 ca mắc (trong đó có 13 trường hợp nhập cảnh), 320 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 2.835 ca bệnh/ngày, giảm nhẹ so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.902) ca/ngày).

Tuy nhiên, đây có thể là mức giảm "giả tạo", trong tuần tiếp theo sau kỳ nghỉ Tết có thể ghi nhận số mắc tăng cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Hà Nội thích ứng an toàn nhưng không lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19
Toàn cảnh Hội nghị.

Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt. Dù vậy, việc theo dõi, kiểm soát bệnh nhân chuyển nặng, tử vong vẫn đang chịu nhiều áp lực, đặc biệt đối với hệ thống y tế cơ sở và công tác điều trị.

Trong thời gian tiếp theo, khi mở cửa trở lại vận tải, du lịch, giao thương quốc tế có thể biến chủng Omicron xâm nhập và trở thành chủng lưu hành phổ biến là hoàn thành có thể, cần phải theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để đảm bảo việc phục hồi, phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo an ninh y tế.

Đánh giá mức độ dịch trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế, đến nay, 541/579 xã, phường, thị trấn cấp ở cấp độ 1; 29/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; 9 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn ở cấp độ 4.

Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, Thành phố đã tiêm được tổng số 14.927.981 mũi. Thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (tiêm mũi 3 cho người dân từ 28/2/2022), đến nay, các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai tiêm xuyên Tết và đã thực hiện được 237.985 mũi. Phấn đấu hoàn thành xong trước ngày 28/2/2022.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cũng đã báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Sở, đặc biệt kể từ ngày 7/2 đến nay khi học sinh đi học trở lại. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như tập huấn cho các nhà trường về công tác phòng, chống dịch và tổ chức 4 đoàn công tác để kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh đến trường học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các nhà trường đảm bảo công tác phòng, chống dịch, tạo tâm lý cho phụ huynh yên tâm khi cho con đi học trở lại.

Theo bà Trần Lưu Hoa, nếu diễn biến dịch giảm và công tác phòng, chống dịch, tiêm vắc xin đảm báo thì đến 21/2, Sở đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận, huyện sẽ đi học trở lại và tính tiếp phương án mở cửa cho mầm non đi học sau đó.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đề xuất các quận, huyện, thị xã hỗ trợ trang thiết bị như test nhanh cho phòng y tế của các nhà trường để đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống dịch lâu dài.

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Trần Thị Vân Anh cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội Xuân trên địa bàn.

Trong những ngày Tết, ngày chính lễ tại các điểm di tích, các nơi thờ tự thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội; kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong hoạt động di tích và lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Xuân Nhầm Dần 2022, theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Đối với việc mở cửa trở lại các hoạt động vui chơi giải trí và các điểm di tích, các nơi thờ tự, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án, chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.

Đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã báo cáo về công tác chuẩn bị cho học sinh, sinh viên, học viên đang học tập tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đi học trở lại theo hình thức trực tiếp từ ngày 14/2.

Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, Sở vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật, thực hiện các quy định chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội báo cáo công tác hướng dẫn quận, huyện xử lý chất thải lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân F0, người nhiễm Covid-19 tại nhà. Sở Du lịch Hà Nội cùng với Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan đảm bảo đúng các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vẫn tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố có nhiều tin bài tuyên truyền về phòng, chống dịch, bên cạnh đó là tuyên truyên trên các đài phát thanh địa phương và mạng xã hội...

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đến nay đã có 1.213 tin bài đăng tải với nội dung bám sát chỉ đạo của Thành phố về phòng, chống dịch. Liên quan Tổng đài 1022, từ ngày 11/10/2021 đến 12h00 ngày 10/02/2022, đã tiếp nhận 33.452 cuộc gọi đến, trong đó, cuộc đáp ứng là 26.890 cuộc, đạt 80,38%. Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 25.995 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 895 cuộc.

Đại diện Ủy ban nhân dân các quận, huyện như Mỹ Đức, Thanh Trì, Mê Linh, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm cũng đã báo cáo tình hình phòng, chống dịch Covid-19 cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Đảm bảo an toàn cho trẻ em khi đến trường học

Hà Nội thích ứng an toàn nhưng không lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Hà Nội hiện nay vẫn là địa phương có ca mắc Covid-19 lớn nhất cả nước. Sau Tết Nguyên đán, mật độ giao lưu, giao thương cao, cùng với đó việc mở cửa trường học và các khu du lịch, lễ hội trên địa bàn sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh bùng phát, từ đó sẽ làm gánh nặng cho các tuyến đầu chống dịch, vì vậy Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận huyện, thị xã kịp thời có biện pháp và ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu để tránh trường hợp quá tải tại các tuyến đầu.

Bên cạnh đó, các địa phương cần cập nhật danh sách quản lý người bệnh lý nền, người già cần chăm sóc đặc biệt, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vắc xin đủ; triển khai xét nghiệm, tầm soát người ở nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19. Bà Trần Thị Nhị Hà nêu ví dụ về trại dưỡng lão Thanh Trì đã để lây nhiễm Covid-19 và đề nghị các trại dưỡng lão ở các quận huyện trên địa bàn Thành phố như Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh tăng cường quản lý, xét nghiệm sớm những trường hợp nghi nhiễm Covid-19...

Phát biểu tại phiên họp, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai thay mặt Tiểu ban Truyền thông - Ban chỉ đạo thành phố biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc của các quận huyện cũng như các cơ quan báo chí của Hà Nội đã giúp thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2020 vừa qua.

Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Bùi Huyền Mai đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch khi đầu năm có nhiều hoạt động tập trung đông người dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng rất cao. Cùng với đó, các địa phương cần thông tin kịp thời với Tiểu ban Truyền thông các mô hình hay, việc làm tốt trong công tác phòng, chống dịch để các cơ quan báo chí truyền thông nhân rộng trong cộng đồng; đồng thời thông tin kịp thời về những bất cập, kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Đồng chí Bùi Huyền Mai cho biết, việc mở cửa đón khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn kể từ ngày 16/2 sẽ thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như người dân. Vì thế, huyện Mỹ Đức cũng như các địa phương tổ chức lễ hội cần phối hợp với Tiểu ban Truyền thông để thông tin kịp thời, hiệu quả cho người dân.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng tiếp tục đề nghị các sở ban ngành của Thành phố thực hiện các nội dung. Trong đó, liên quan đến sức khoẻ của trẻ em khi đến trường trở lại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (phối hợp với Sở Y tế, Phòng Y tế) chuẩn bị và lên các phương án phòng, chống dịch.

Các địa phương cần phân công các tổ công tác đến hỗ trợ trực tiếp các trường để bảo đảm an toàn tuyệt đối; ngành Y tế cần tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế học đường; Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo để tránh trường hợp có sự việc xảy ra trong nhà trường gây hoảng loạn, tránh việc kỳ thị, có ứng xử không phù hợp với các em học sinh mắc Covid-19; đưa ra phác đồ điều trị đối với các em học sinh bị Covid-19 tại địa bàn...

Liên quan đến việc phục hồi và phát triển kinh tế, hiện nay, các địa phương căn cứ vào đó cho phép các loại dịch vụ quay trở lại hoạt động, đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là các khu di tích như Chùa Hương dự kiến thời gian tới sẽ tiếp đón rất nhiều người, đề nghị địa phương đặc biệt quan tâm để có những phương án dự phòng.

Hà Nội thích ứng an toàn nhưng không lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là quản lý F0 tại các cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Thường trực Thành uỷ ghi nhận, đánh giá cao, cám ơn và hoan nghênh các sở ban ngành và địa phương trong công tác phòng, chống dịch vừa qua như Chiến dịch tiêm mùa Xuân, thăm hỏi tặng quà, các lực lượng tuyến đầu... cũng như tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhận định, thời gian tới, Thành phố sẽ cân nhắc mở cửa toàn bộ vì đây cũng là nhu cầu, yêu cầu của xã hội và là trách nhiệm của chúng ta. "Tuy Thành phố đang chuyển biến, thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng không có nghĩa là lơ là, chủ quan với dịch bệnh khi người dân đang có tâm lý chủ quan. Càng mở cửa càng phải quan tâm, tập trung phòng chống dịch và không được lơ là. Muốn làm tốt việc đó thì công tác tuyên truyền thì vẫn phải được thực hiện tốt, tuyên truyền phù hợp, bám sát với tình hình thực tiễn và tìm ra nguyên nhân nào dễ dẫn đến bùng phát...", Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục tính toán để mở cửa lại mầm non, tính toán để mở lại bán trú vì đây cũng là nhu cầu của xã hội.

Dự kiến thời gian tới, các trường Đại học, Cao đẳng cho sinh viên đi học trực tiếp trở lại sẽ là áp lực rất lớn cho Thủ đô, trong đó, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm chưa cao vì thế Sở Y tế Hà Nội, Phòng Y tế của địa phương phải có trách nhiệm phối hợp để kiểm soát dịch, có kế hoạch tiêm cho sinh viên.

Thời gian sắp tới, Thành ủy Hà Nội cũng thống nhất với đề xuất nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 sẽ tổ chức Hội nghị biểu dương, tuyên dương của ngành Y tế trên địa bàn Hà Nội bằng hình thức trực tuyến đến các cấp quận, huyện, xã, phường để ghi nhận những nỗ lực, động viên tuyến đầu chống dịch để có những kết quả như ngày hôm nay. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng đề nghị Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí những tuyến bài đề biểu dương, tuyên dương ngành Y với những đóng góp của họ.

Song song với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát rà soát nhắc nhở đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc 5K. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng chống dịch ở những lễ hội, cơ sở văn hoá, tín ngưỡng được mở cửa.

Đối với những địa phương có gia tăng đột biến về người mắc Covid-19 thì cần tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp kịp thời để tránh lây lan dịch bệnh, càng kiềm chế được bao nhiêu thì đỡ được sức người, sức của bấy nhiêu để đảm bảo cuộc sống của người dân được bình yên.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

Festival Ninh Bình lần thứ III: Hé lộ sân khấu gây choáng ngợp

(LĐTĐ) Chương trình tổng duyệt cho Lễ khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 vừa diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng gây choáng ngợp, gợi mở những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư.
Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

Nguồn sức mạnh nội sinh to lớn để phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội trở thành niềm tự hào của cả nước. Thành ủy Hà Nội cũng luôn nhận thức sâu sắc phát triển văn hóa là nội dung trọng tâm, xuyên suốt, vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài. Văn hóa trở thành trọng tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh nội sinh, động lực tinh thần to lớn để phát triển Thủ đô trong thời gian tới.
Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

Man City 0-4 Tottenham: Thất bại thứ 5 liên tiếp của Man City

(LĐTĐ) Trận đại chiến Man City vs Tottenham tại vòng 12 Premier League 2024/25 đã có kết thúc đầy bất ngờ khi đội chủ nhà để thua với tỷ số 0-4.
Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

Tỷ giá USD hôm nay 24/11: Đồng USD chốt tăng tuần 0,75%, đạt mức 107,49

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay 24/11, giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở mức 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động