Hà Nội thông qua Nghị quyết về phân cấp thu, chi giữa các cấp ngân sách

Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 10, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, các đại biểu HĐND Thành phố đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của Thành phố; định mức phân bổ ngân sách của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân để nhân dân đón Tết vui tươi an toàn Cử tri mong muốn Thành phố tăng cường các tuyến xe buýt trợ giá ra ngoại thành

Theo đó, các nguồn thu ngân sách Thành phố được hưởng 100% gồm 23 danh mục: Thuế tài nguyên từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước có vốn đầu tư nước ngoài trừ thu trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng; Tiền sử dụng đất thu từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ; Thu từ bán tài sản do Thành phố quản lý; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu Nhà nước do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Thành phố xử lý...

Các nguồn thu ngân sách cấp Thành phố hưởng theo tỉ lệ phần trăm phân chia gồm 8 danh mục: Thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu phụ phát sinh từ các hoạt động dịch vụ phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác dầu, khí; Thuế thu nhập cá nhân; Thuế tiêu thụ đặc biệt (không kể thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết); Thuế bảo vệ môi trường; Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền và các tài sản khác...

Hà Nội thông qua Nghị quyết về phân cấp thu, chi giữa các cấp ngân sách
Các đại biểu HĐND Thành phố bấm nút biểu quyết về các nội dung Dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp

Về nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố gồm chi cho đầu tư phát triển. Ngân sách cấp Thành phố chi đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng (gọi tắt là đầu tư) các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng xã hội hoá hoặc chỉ xã hội hóa được một phần thuộc Thành phố quản lý, gồm 26 lĩnh vực: Đầu tư thủy lợi; đê điều; lâm nghiệp; trồng trọt - chăn nuôi; các công trình vườn hoa, cây xanh, hồ nước; đầu tư lĩnh vực giao thông; công trình bãi, bến cảng thủy; công trình chiếu sáng công cộng; công trình vệ sinh môi trường; công trình thoát nước; công trình văn hóa, thể thao; công trình giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; công trình y tế và vệ sinh an toàn thực phẩm...

Ngân sách Thành phố chi thường xuyên cho 16 nhiệm vụ gồm: Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp do Thành phố quản lý; các hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ do cấp Thành phố quản lý; các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đảm bảo trật tự an toàn xã hội cấp Thành phố; các hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường; trợ giá, trợ cước theo chính sách của Nhà nước và Thành phố; thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do cấp Thành phố quản lý. Hoạt động các cơ sở xã hội, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác...

Nghị quyết cũng quy định ngân sách thành phố chi cho trả nợ lãi các khoản do thành phố vay; chi bổ sung quỹ trự trữ tài chính của thành phố; chi bổ sung cho ngân sách quận, huyện, thị xã...

Về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện, thị xã, Nghị quyết quy định các khoản thu ngân sách quận, huyện được hưởng 100% gồm 18 danh mục: Thu hỗ trợ Nhà nước thu hồi với đất thuộc cấp huyện và phường quản lý; Thu từ đất công ích và thu hoạ lợi công sản khác trên địa bàn phường; Lệ phí trước bạ nhà đất thu trên địa bàn phường; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thu trên địa bàn phường...

Các khoản thu phân chia ngân sách cấp quận, huyện, thị xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm gồm 8 danh mục: Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xổ số kiến thiết, từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí) thu từ khu vực ngoài quốc doanh; Thuế thu nhập cá nhân do Chi cục thuế quản lý thu (thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế Hà Nội và Cục Thuế doanh nghiệp lớn quản lý thu trên địa bàn huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng)...

Hà Nội thông qua Nghị quyết về phân cấp thu, chi giữa các cấp ngân sách
Đại biểu tham dự kỳ họp

Về nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, Nghị quyết cũng quy định ngân sách cấp quận, huyện, thị xã được chi cho đầu tư phát triển với 20 danh mục; Chi thường xuyên với 15 danh mục...

Đối với cấp xã, thị trấn, Nghị quyết quy định các khoản thu ngân sách được hưởng 100% có 15 danh mục; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên; thu chuyển từ nguồn ngân sách xã, thị trấn năm trước sang năm sau...Nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của cấp xã, thị trấn có 3 danh mục; chi thường xuyên có 11 danh mục...

Nghị quyết cũng quy định mức phân bổ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, phân cấp cho các quận, huyện thị xã, với các tiêu chí chính thì việc tính toán theo phương pháp tính toán tại Quyết định 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn tại Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg, số liệu về tiêu chí dân số, dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ từng địa phương được lấy mốc năm 2019; số liệu về thu nội địa, tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp trên được lấy mốc năm 2020. Trên cơ sở cách xác định điểm tiêu chí, định mức của quốc gia, phân bổ cho cấp tỉnh, đưa vào tính toán của Hà Nội cần phải quy đổi tiêu chí, định mức về đơn vị hành chính nhỏ hơn cấp tỉnh phân bổ cho cấp huyện.

Với tiêu chí bổ sung: Mật độ dân số căn cứ vào nguồn số liệu trên cơ sở số liệu dân số và diện tích tự nhiên tại niên giám thống kê năm 2021 của Hà Nội; số trường công lập do cấp huyện quản lý chưa đạt chuẩn quốc gia, nguồn số liệu Sở GD-ĐT cung cấp theo báo cáo ngày 13/10/2021; số di tích quản lý cần tu bổ theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao ngày 13/10/2021...

Tại Nghị quyết này của HĐND cũng quy định cụ thể về định mức phân bổ ngân sách của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 11/2021/NQ-HĐND. ngày 8/12/2021 của HĐND Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách của thành phố Hà Nội.

Đối với Dự thảo Nghị quyết Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp Thành phố năm 2023 (gồm phân bổ vốn sự nghiệp và vốn đầu tư công năm 2023; Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025), Chủ toạ kỳ họp thống nhất đề nghị UBND Thành phố rà soát, bổ sung nội dung giải trình về Dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp thành phố năm 2023, làm cơ sở để các Ban và đại biểu HĐND tiếp tục xem xét, thảo luận trước khi quyết nghị tại Kỳ họp này.

T.Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động