Tản văn

Hà Nội tình yêu trong tôi…

“Dù có đi bốn phương trời/Lòng vẫn nhớ về Hà Nội” mỗi lần xa Hà Nội nghe Hồng Nhung hát lòng lại nhớ Hà Nội đến lạ lùng. Cái nhớ lây sang những người bạn chưa một lần đặt chân đến Hà Nội hoặc mới chỉ đến một lần cũng nao nao nỗi nhớ…
ha noi tinh yeu trong toi Sống lại thời bao cấp Hà Nội xưa
ha noi tinh yeu trong toi Thú vị với triển lãm ảnh "10 năm - Vì tình yêu Hà Nội"

Vâng, “Hà Nội” - Hai tiếng gọi thân thương, trìu mến ấy mà cứ mỗi khi cất lên, tôi lại thấy lòng mình nao nao đến lạ. Đó là câu trả lời tôi đã lặp lại nhiều lần với bạn bè tôi, bằng một tình yêu và sự tự hào khó tả. Hà Nội với tôi có lẽ là không có một lời thơ nào, hay một ca từ nào đủ mạnh để lột tả hết cảm xúc trong lòng mình - một người con sinh ra và lớn lên ở vùng ven ngoại thành, với ước mơ cháy bỏng được sống, cống hiến, làm việc và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất Thủ đô.

Chính xác, tôi là người Hà Tây (cũ). Tôi lớn lên bằng tiếng ru của những làn điệu dân ca Bắc bộ, bằng những bắp ngô non ngọt thơm, nóng hổi, được mẹ trẩy về luộc từ ngoài bãi bồi xanh mướt mát bên bờ sông Đáy. Tôi yêu cuộc sống của những người nông dân quê tôi và tôi yêu dòng sông ngập tràn ký ức ấy.

ha noi tinh yeu trong toi

Không vội vã, không ồn ào náo nhiệt, có một Hà Nội bình yên đến lạ…

Tuổi thơ tôi là những chiều thả diều trên triền đê sông Đáy cùng đám bạn chăn trâu cắt cỏ, là những đêm trăng sáng vằng vặc theo lũ trẻ vác thuổng ra đồng đào dế. Là niềm hy vọng lớn lao rằng khi lớn lên, sẽ thi đỗ vào đại học để được “khăn gói”, đèn sách ra Hà Nội học hành, sau này có thể tạo dựng tương lai, sự nghiệp cho bố mẹ được mở mày, mở mặt với thiên hạ.

Ngày đó, khi Hà Tây còn chưa sáp nhập về Hà Nội, tôi cũng như bao đứa trẻ quê khác, rất háo hức và hồi hộp với phần thưởng được ra Hà Nội vào thăm lăng Bác, mỗi khi đạt thành tích cao trong học tập. Được xếp hàng, chờ đợi cả tiếng đồng hồ dưới cái nắng như đổ lửa để đến lượt mình vào Lăng viếng Bác, thấy sao mà hạnh phúc và tự hào đến thế.

Hà Nội là hy vọng, là tất cả những gì đáng để phấn đấu của tôi và những đứa trẻ con lam lũ nơi vùng quê nghèo ngày ấy. Trong trí tưởng tượng non nớt của tôi lúc bé thì Hà Nội là một thành phố hoa lệ, với những tòa nhà cao vun vút, có những con đường tấp nập xe qua, bên những con phố hào nhoáng rực rỡ ánh đèn màu. Và đương nhiên, Hà Nội là ước mơ “đổi đời” của những đứa trẻ con nghèo vùng ven như tôi.

Chính khát khao “đổi đời” đã nuôi dưỡng niềm tin, thôi thúc chúng tôi cố gắng học hành với mong mỏi sẽ có một ngày được vinh dự trở thành công dân của Thủ đô Hà Nội.

Rồi ước mơ ngày ấy cũng trở thành hiện thực. Phải nói là cái cảm giác sung sướng, hạnh phúc đến tê người khi cầm tờ giấy báo đỗ đại học, mà đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại vẫn còn thấy lòng mình lâng lâng khó tả. Vậy là tôi được ra Hà Nội học, được bắt đầu cuộc đời sinh viên, được sống bằng những khát khao và đam mê của tuổi trẻ với nhiều niềm vui và nhiều kỷ niệm. Và cuộc sống mới của tôi bắt đầu từ đây. Hà Nội trong trí tưởng tượng của tôi cũng thay đổi từ đây…

Cuộc sống sinh viên tuy nghèo về vật chất nhưng dư thừa sự giàu có về tinh thần. Hà Nội như cô gái đẹp dịu dàng, bí ẩn lại đầy sự kiêu kỳ, quyến rũ mà một gã trai trẻ mới lớn là “cái thằng tôi” này muốn khám phá cho thỏa đam mê. Cứ mỗi buổi tan trường, tôi lại thong dong cùng chiếc xe đạp mini Nhật cũ, lòng vòng trên từng con phố nhỏ. Đó cũng chính là quãng thời gian tôi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp khó cưỡng, cảm nhận những dư vị nồng nàn của Hà Nội.

Không hào nhoáng như tôi tưởng tượng, Hà Nội trong tôi là những góc phố chật hẹp, san sát, nhuốm màu cũ kỹ, khiêm nhường, nằm tựa bên nhau với những bức tường nâu vàng rêu phong phủ kín.

Là những con đường ngập lá vàng rơi/Là chiều Hồ Tây lộng gió/Là hương Sen dịu dàng tháng sáu/ Là mùi hoa sữa nồng nàn bung tỏa/ Là gói cốm xanh mượt còn thơm mùi thơm hương lúa nếp non/ Là cái lành lạnh của chiều đông phố cũ…/Là hơi ấm của bàn tay rất vội/ Là rung động đầu đời trước ánh nhìn trong veo và giọng nói nhẹ nhàng của người con gái Hà Nội/ Là gánh hàng rong bẻ cong dáng người phụ nữ lao động vất vả, trên những bước đường mưu sinh.

Hà Nội “tình” lắm, dung dị lắm mà cũng mộc mạc lắm. Tôi không nhớ nổi tôi đã ăn bao gói xôi sớm ven đường, uống bao cốc trà đá vỉa hè, đi bộ bao nhiêu lần qua từng ngõ ngách của con phố cổ, nhưng cái “vị” của Hà Nội thì tôi không thể nào quên. Đó là vị ngọt của bát phở bò đặc biệt thơm phức (mà hiếm lắm mới dám ăn, khi cái hầu bao sinh viên không khi nào là rủng rỉnh). Là vị chua chua, thanh mát của quả cóc dầm đầu vụ. Là vị mằn mặn của giọt mồ hôi bươn chải những ngày đầu bước chân đi làm.

Ra trường, tôi chọn ở lại Hà Nội làm việc để tiếp tục viết tiếp ước mơ cuả mình. Rồi tôi cưới vợ, và những đứa trẻ lần lượt ra đời. Cuộc sống cứ thế trôi đi, Hà Nội giờ đây đã khác xưa nhiều với những tòa nhà cao vút, những công trình xây dựng san sát, mọc lên khắp nơi. Hà Nội cũng có lúc ồn ào và bụi bặm. Cuộc sống cũng có ngày hối hả, xô bồ, lòng người cũng có khi chật hẹp. Nhưng tình yêu với Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong tôi như cái thuở ban đầu.

Tôi vẫn giữ thói quen như ngày còn trẻ. Mỗi buổi sáng thức dậy thật sớm, hít một hơi thở thật sâu, đạp xe lòng vòng quanh khu phố nhỏ, dừng chân bên hàng ghế đá, dưới tán cây sấu già mát rượi, uống một cốc cà phê sữa nóng, ngắm dòng người qua lại và hướng mắt về phía đầu cột chằng chịt những màng nhện dây điện (mà chúng tôi vẫn thường đùa nhau rằng đó là “đặc sản” của Hà Nội), lắng nghe một ca khúc trữ tình phát ra từ chiếc loa phát thanh phường, như dội vào lòng người những nhớ thương, da diết: “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình…”

Bấy nhiêu thôi, cũng thấy lòng nhẹ nhàng đến lạ…

Tự nhủ với bản thân, rằng sau này con lớn, tôi sẽ kể cho các con của tôi nghe thật nhiều về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, nó không xa lắm, chỉ cách nơi này chừng vài chục kilomet. Nơi đó có bãi ngô dài xanh mướt mát, có con đường trải nhựa ngoằn nghèo băng qua cánh đồng lúa chín vàng bát ngát, có dòng sông chở đầy kỷ niệm, có những người nông dân hiền lành, chất phác; có hình bóng cha mẹ tôi sớm hôm tảo tần. Và cũng ở nơi đó, có tuổi thơ tôi đã gửi lại, gói gém thật cẩn thận, cất giữ vào một miền ký ức ngọt ngào, sâu thẳm.

Nơi đó giờ đây cũng chính là Hà Nội/Tôi yêu nơi đó và cũng yêu nơi này. Đó là Hà Nội - là trái tim - là máu thịt - là quê hương của tôi!

Song Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ

Từ ngày mai (20/4), Hà Nội cấm xe ô tô khách từ 16 chỗ trở lên hoạt động trên một đoạn phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM

Sau khi sắp xếp, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ 273 xã, phường sẽ còn 102 xã, phường, đảm bảo chỉ tiêu giảm từ 60 - 70% của Trung ương và phù hợp tiêu chí về diện tích xã, phường.
LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

LĐLĐ huyện Nam Đàn tổ chức giải Pickleball trong đoàn viên, người lao động

Ngày 19/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Nam Đàn tổ chức Giải Pickleball trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2025.
Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Nghệ An triệt phá cơ sở sản xuất 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất

Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Những người góp sức cho trái bóng lăn

Những người góp sức cho trái bóng lăn

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025 đã đi được hơn nửa chặng đường. Để những cầu thủ có thể thi đấu nhiệt huyết trên sân và cống hiến những pha ghi bàn mãn nhãn cho khán giả, phải nhớ đến công lao của những bộ phận vô cùng quan trọng như y tế, trọng tài, giám sát.

Tin khác

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Ý nghĩa tên 5 đơn vị hành chính mới huyện Thanh Trì dự kiến thành lập

Huyện Thanh Trì tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua Hội đồng nhân dân các cấp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện. Theo đó, dự kiến thành lập 5 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi, Nam Phù.
Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Huyện Phúc Thọ dự kiến sau sắp xếp có 3 xã: Phúc Thọ, Phúc Lộc, Hát Môn

Sáng 19/4, huyện Phúc Thọ tổ chức Hội nghị triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện theo hình thức trực tuyến, kết nối từ điểm cầu huyện.
Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Dự kiến sau sắp xếp, quận Ba Đình có 3 phường

Hiện tại, quận Ba Đình đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến sau sắp xếp, quận có 3 phường, gồm: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ.
Xem thêm
Phiên bản di động