Phải cân đối ngân sách để có tiền trả lương
Theo ghi nhận của PV tại các tổ thì ba trong số các nội dung được các đại biểu quan tâm nhất là: Tại sao tăng trưởng kinh tế thấp, ngân sách ngày một thâm hụt nghiêm trọng đến mức không có tiền tăng lương theo lộ trình; giáo dục đào tạo nói đổi mãi mà chưa mới.
Đánh giá về bức tranh kinh tế- xã hội hiện nay ông Lê Thanh Hải (UVBCT- Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh ) quan ngại về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cũng như cách thức phân bổ nguồn vốn đầu tư.
Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, điều quan trọng chúng ta phải đầu tư vào lĩnh vực gì để mang lại cú hích cho toàn nền kinh tế. Nói một cách ngắn gọn lĩnh vực nào thì nhà nước đầu tư, lĩnh vực nào thì khuyến khích tư nhân tham gia, kể cả theo hình thức PPP (hợp tác công tư- PV). Ở khía cạnh khác, một số đại biểu mổ xẻ vấn đề kinh tế vĩ mô, cụ thể để có xuất siêu cán cân ngoại thương của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn ngoại, doanh nghiệp doanh nghiệp FDI, trong khi đó thì những nguyên liệu đầu vào các DN này vẫn chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài.
Đại biểu Trần Văn Tuý (Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh) đưa ra ví dụ ở Bắc Ninh, chỉ tính riêng hai tập đoàn sản xuất Samsung và Canon đã đóng góp trên 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nghịch lý ở chỗ, hai cơ sở của Samsung và Canon xuất khẩu nhiều nhưng nhập khẩu cũng rất lớn - chủ yếu nhập linh kiện từ Trung Quốc, trong khi đó công nghiệp phụ trợ của ta chưa đáp ứng được yêu cầu và rất khó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế nên, theo đại biểu Túy là phải cần đánh giá lại khu vực FDI và công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế của đất nước.
Còn Đại biểu Võ Kim Cự (Hà Tĩnh ) thì đề nghị Chính phủ cần có các biện pháp để tạo động lực liên kết vùng tránh sự chồng chéo về mảng đầu tư na ná nhau giữa các địa phương khiến hiệu quả kinh tế không cao. Lo ngại trước thông tin, sang năm khó có khả năng tăng lương.
Trao đổi với PV bên hề hành lang QH sáng nay, đại biểu các đoàn Quảng Trị, Đắc Nông, Hà Tĩnh đều chung quan điểm: Sau khi báo chí phát đi thông tin từ Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiên Dũng về khẳ năng khó tăng lương tâm lý cử tri trong cuộc tiếp xúc trước khi ra Hà Nội họp Quốc hội khá lo lắng.
Cử tri đặt câu hỏi, tại sao ngân sách khó khăn đến vậy? Vì đâu ngân sách khó khăn? Trong khi báo cáo trước QH hàng năm thì thì tình trạng thất thoát, tham nhũng vẫn rất lớn. Thế nên, các đại biểu cho rằng khó khăn gì khó khăn phải đảm bảo lộ trình tăng lương nhằm không xảy ra tâm lý xấu trong dân cư.
Thu thấp chi lại dàn trải, thất thoát Theo báo cáo của Chính phủ, thực hiện dự toán NSNN năm 2014 là 846.800 tỷ đồng, vượt 10,6% so với dự toán (dự toán thu 782.700 tỷ đồng) tương đương 63.700 tỷ đồng. Dự toán chi 1.006.700 tỷ đồng, bội chi bằng dự toán là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP. Tổng chi NSNN cả năm khoảng 1.070.400 tỷ đồng, vượt 6,3% so với dự toán, tương ứng với số vượt thu. Định hướng vượt thu năm 2014, trong đó vượt thu ngân sách trung ương dành cho chi trả nợ, một số nhiệm vụ cấp bách về quốc phòng an ninh, an sinh xã hội. Dự toán thu NSNN và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2015 ước 915.100 tỷ đồng, tăng 8,8% so với ước thực hiện dự toán NSNN năm 2014. Dự toán chi NSNN năm 2015 là 1.137.100 tỷ đồng. Bội chi 5% GDP, tương đương 226.000 tỷ đồng. Dư nợ công là 64% GDP, trong phạm vi quy định. Trong đó, chi trả nợ và viện trợ 150.000 tỷ đồng (tăng 30.000 tỷ đồng so với năm 2014), đảm bảo chi trả các khoản vay nước ngoài đến hạn đảm bảo cả gốc và lãi, một phần gốc và lãi vay trong nước khoảng 130.000 tỷ đồng và phát hành vay đảo nợ. Thẩm tra về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết: Chi thường xuyên trong tổng cân đối chi tăng từ 60% của năm 2011, 2012 lên 67%, 68% năm 2013, 2014 nhưng vẫn còn một số chính sách an sinh chưa có nguồn thực hiện. Cạnh đó, chi cải cách tiền lương không thực hiện được theo lộ trình, mục tiêu đề ra, chi trả nợ duy trì 11% - 12% tổng chi cân đối song năm 2014 đã phải thực hiện vay đảo nợ cao hơn so với những năm trước, một số khoản nợ chưa tính hết, cơ cấu chi vẫn dàn trải; thất thoát, lãng phí… Đây là dấu hiệu của cơ cấu chi không lành mạnh, phản ánh tình hình rất khó khăn trong cân đối NSNN, đòi hỏi kiểm soát thận trọng chi tiêu, cân đối thu - chi, quản lý chặt chẽ kế hoạch vay và trả nợ, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia. Về việc tăng lương tối thiểu, đề nghị bố trí kinh phí để tăng theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho người về hưu và cán bộ công chức có thu nhập thấp. Xung quanh chi trả nợ, viện trợ là 150.000 tỷ đồng, tăng 30.000 tỷ đồng dự toán năm 2014, cơ quan thẩm tra cho rằng đây là mức tăng khá cao và Chính phủ cần quản lý chặt chẽ vay nợ trung hạn, tích cực trả nợ vay ngắn hạn, tạo điều kiện sớm phát triển thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ.
|
Nên xem

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho người lao động

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4

Thu giữ 20 tấn gà ủ muối, gà đông lạnh gần chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ

Hà Nội: Tiếp tục tuyên truyền Luật Thủ đô và các dự thảo chính sách triển khai thi hành Luật

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Tin khác

Xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo toàn dân sẽ là cốt lõi tạo lên thành công
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 21/04/2025 19:53

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Sự kiện 21/04/2025 07:20

Thủ tướng chỉ đạo chi trả lương hưu sớm dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 20/04/2025 21:55

Khi sáp nhập tỉnh, lập xã mới sẽ không bầu chủ tịch, phó chủ tịch mà chỉ định, bổ nhiệm
Tin mới 20/04/2025 19:10

Quy định độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2025 - 2030
Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 20/04/2025 19:02

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Chi tiết 102 xã, phường mới của TP.HCM
Tin mới 19/04/2025 21:15