Hà Nội: Trên 5.300 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng khó khăn
Cụ thể, về kết quả thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, các sở, ngành có liên quan và các quận, huyện, thị xã đã ra quyết định hỗ trợ cho trên 1,89 triệu người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với kinh phí 1.214,8 tỷ đồng, trong đó, đã thực hiện hỗ trợ cho trên 1,85 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí 1.158,5 tỷ đồng.
Đối với việc thực hiện Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Thành phố, tính đến nay, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã chi trả cho 1,386 người lao động, với tổng số tiền 3.386 tỷ đồng.
Về kết quả thực hiện chính sách đặc thù cho các đối tượng quy định tại Nghị quyết 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Hội đồng nhân dân Thành phố, đến nay, Thành phố đã phê duyệt và thực hiện hỗ trợ đối với 8/8 nhóm đối tượng. Các địa phương đã rà soát và ra quyết định hỗ trợ cho 291.813 người, hộ kinh doanh với kinh phí phê duyệt là 302,934 tỷ đồng, đã tổ chức chi trả cho 290.396 đối tượng với kinh phí 300,95 tỷ đồng.
![]() |
Ngân hàng chính sách xã hội huyện Gia Lâm giải ngân vốn vay hỗ trợ người lao động khó khăn. |
Cùng với triển khai các chính sách nói trên, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã trích kinh phí 89,274 tỷ đồng từ nguồn ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 để quyết định hỗ trợ cho 175.117 người khó khăn (bao gồm cả một số người nước ngoài khó khăn đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội). Trong đó, đã thực hiện hỗ trợ được 110.341 người khó khăn với số tiền 56,88 tỷ đồng.
Với tinh thần đoàn kết, "tương thân tương ái", từ khi thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 đến nay, các tổ chức chính trị, xã hội Thành phố (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Bộ Tư lệnh Thủ đô; các cấp Công đoàn Thành phố; Thành đoàn Hà Nội; Hội Chữ thập đỏ; Hội Cựu chiến bính; Hội Nông dân; Hội Liên hiệp phụ nữ) và một số quận, huyện, thị xã cũng đã huy động nhiều nguồn lực xã hội và quà của các nhà hảo tâm để cùng chung sức hỗ trợ cho 1,081 triệu lượt người, hộ gia đình còn khó khăn trên địa bàn ổn định cuộc sống với số tiền 319,32 tỷ đồng.
Về việc bổ sung nguồn vốn ngân sách Thành phố năm 2021 ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố để hỗ trợ cho người lao động vay phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tính đến nay, Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố đã thực hiện cho 9.886 lao động vay vốn với số tiền 476,55 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đảo tiền tiêu và câu chuyện về giếng nước ngọt cổ

Hộ đăng ký kinh doanh dạy thêm, học thêm ở Nghệ An tăng đột biến

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Nâng cao nhận thức đoàn viên, người lao động nhân dịp Tháng Công nhân

Quản chặt ngân sách khi bàn giao

Chạy nước rút hồi sinh dòng sông Tô Lịch mộng mơ

“Những chặng đường bụi bặm” tập 17: Bữa cơm đoàn viên hóa "chiến trường" gia đình
Tin khác

Tăng cơ hội hưởng lương hưu cho người tham gia
Chính sách 17/04/2025 07:02

Đóng BHXH bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Chính sách 17/04/2025 06:54

Lấy ý kiến về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với công chức ở một số lĩnh vực
Chính sách 15/04/2025 17:26

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức
Chính sách 15/04/2025 16:22

Khuyến nghị chế độ làm việc bán thời gian cho công chức
Chính sách 14/04/2025 13:52

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Chính sách 13/04/2025 16:45

Đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 10/04/2025 13:41

Cách tính lương với người nghỉ hưu trước tuổi mới nhất khi sắp xếp bộ máy
Chính sách 09/04/2025 11:02

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động
Chính sách 07/04/2025 22:21

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến
Chính sách 05/04/2025 22:37