Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, chất lượng dân số của Hà Nội từng bước nâng cao thông qua nhiều mô hình được triển khai và nhân rộng. Thủ đô cũng đã từng bước ổn định về quy mô dân số; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; duy trì vững chắc mức sinh thay thế, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Ngành dân số Thủ đô đồng hành cùng cả nước phòng, chống dịch Covid-19 Quận Cầu Giấy: Nỗ lực đạt nhiều thành tựu trong công tác dân số

Chiều 16/6, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội (Dân số - KHHGĐ) đã tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số - KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục dân số - KHHGĐ cho biết, trong thời gian qua, công tác dân số Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông, báo chí và đạt được những kết quả nhất định. Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Hội thảo là cơ hội để kết nối, tăng cường thông tin giữa cơ quan báo chí với các trung tâm y tế quận, huyện để làm rõ hơn hoạt động dân số, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Qua đó góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; đồng thời góp phần để công tác tuyên truyền dân số vào cuộc sống đạt kết quả cao nhất.

Nỗ lực cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh

Đặt câu hỏi cho lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ, một số phóng viên nêu nhiều năm qua Hà Nội đã có nhiều biện pháp và hoạt động nhằm cải thiện tỷ số giới tính khi sinh, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề đáng chú ý trong thực hiện chỉ tiêu hằng năm. Vậy nguyên nhân là gì và khó khăn nào khiến tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh chưa có nhiều cải thiện lớn?

Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Hội thảo nâng cao hiệu quả tuyên truyền về công tác dân số - KHHGĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bên cạnh đó, phóng viên cũng đặt câu hỏi, tỷ lệ sinh con thứ ba và tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao thường rơi vào các huyện ngoại thành như Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mê Linh… Nguyên nhân của thực trạng này có phải do khoảng cách về trình độ, nhận thức giữa nội thành và ngoại thành? Ngành dân số Thủ đô đã triển khai công tác thanh tra, kiểm tra như thế nào để hạn chế tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi?

Đại diện đơn vị trả lời câu hỏi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Thanh Oai Nguyễn Đình Túc khẳng định giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh những năm gần đây chưa được như mong muốn là vấn đề các cơ sở luôn trăn trở. Ông Túc cho biết, cách đây 3 năm, huyện Thanh Oai có tỷ số giới tính khi sinh là 114 trẻ trai/100 trẻ gái; 6 tháng đầu năm 2022 mục tiêu tỷ số này ở ngưỡng 112 trẻ trai/100 trẻ gái và phấn đấu 111,8 trẻ trai/100 trẻ gái.

“Mỗi năm giảm từ 0,2 - 0,3 điểm tỷ số giới tính khi sinh là sự thay đổi đáng kể với nỗ lực lớn. Thực tế, nhiều gia đình ở vùng ngoại thành vẫn giữ tục lệ, tâm lý mong muốn có con trai. Cùng với việc có điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, các gia đình càng có xu hướng lựa chọn con trai nhiều hơn”, ông Túc nói.

Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục dân số - KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo.

Phó Giám đốc TTYT huyện Thanh Oai cho rằng, biện pháp cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh hiện nay chủ yếu vẫn là qua hình thức tuyên truyền, “mưa dầm thấm lâu” để người dân nhận thức rõ sự bình đẳng giữa trẻ em trái và trẻ em gái. Cùng với đó là cần có chế tài và khung xử phạt, biện pháp răn đe mạnh mẽ hơn nữa đối với các cơ sở lựa chọn giới tính thai nhi.

Làm rõ hơn, ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ cho biết khó khăn nhất của công tác dân số chính là hạ thấp tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh. Cách đây 10 năm, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội là 117 trẻ trai/100 trẻ gái. Qua nhiều năm kiên trì, đến năm 2021, tỷ số này giảm xuống còn 113 trẻ trai/100 trẻ gái và năm 2022 phấn đấu không quá 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Do xuất phát điểm của Hà Nội cao so với cả nước và vấn đề văn hóa coi trọng con trai đã ăn sâu bám rễ, vì thế để cải thiện tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cần có thời gian, lộ trình và sự vào cuộc, chung tay của các cấp, ngành, địa phương cùng chính bản thân người dân.

Thông tin về công tác thanh tra, kiểm tra phòng khám tư nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính khi sinh, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ, UBND Thành phố đã phân cấp cho UBND các quận, huyện phối hợp với phòng y tế thường xuyên kiểm tra. Đến khoảng tháng 8-9/2022, 30 quận, huyện sẽ có báo cáo rõ về vấn đề này.

Chất lượng và sự ổn định trong công tác dân số

Có ý kiến cho rằng Nghị quyết 21-NQ/TW ban hành khiến chính sách dân số đã được nới lỏng, nghĩa là các cặp vợ chồng có thể sinh con thoải mái. Phóng viên mong muốn lãnh đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ rõ hơn về điều này.

Ông Tạ Quang Huy, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ khẳng định nhận thức này chưa hoàn toàn đúng đắn. Quan điểm của Hà Nội là vẫn thực hiện phương châm mỗi cặp vợ chồng nên có hai con.

Hà Nội triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Phóng viên đặt câu hỏi tại Hội thảo.

Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ chia sẻ, Nghị quyết 21-NQ/TW nêu rằng chuyển trọng tâm chính sách từ dân số kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành các chương trình hành động, chia các tỉnh, thành phố thành 13 khu vực. Đối với các tỉnh, thành phố có mức sinh cao thì tiếp tục thực hiện giảm sinh. Đối với các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân 1,5-1,6 con/phụ nữ) thì phải tăng sinh và nâng chỉ số con bình quân của phụ nữ. Đối với các tỉnh, thành phố đạt được mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/phụ nữ) thì tiếp tục duy trì mức sinh thay thế.

“Hà Nội thuộc nhóm duy trì mức sinh thay thế. Do vậy trong chỉ tiêu, kế hoạch, từ năm 2022 Thành phố không giao chỉ tiêu giảm tỷ suất sinh thô mà chỉ giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 để duy trì mức sinh thay thế”, ông Tạ Quang Huy nhấn mạnh.

Theo báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ giảm sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 7,2 % (giảm 321 trẻ tương đương giảm 0,4 % trẻ so với cùng kỳ, năm 2021 là 7,6%).

Tỷ số giới tính khi sinh còn ở mức cao 113 trẻ trai/100 trẻ gái, tăng so với cùng kỳ năm 2021 (112,7 trẻ trai/100 trẻ gái).

Tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 84,24%, tăng so với cùng kỳ năm 2021 (83,93%), sàng lọc sơ sinh đạt 89,17 % tăng so với cùng kỳ năm 2021 (88,15 %).

Tình hình thực hiện chỉ tiêu các biện pháp tránh thai là 405.810 người (đạt 105,3% kế hoạch năm); tăng 2.032 người so với cùng kỳ năm 2021 (403.778 người).

Giải đáp một số câu hỏi về đội ngũ nữ công nhân lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô gặp nhiều hạn chế chăm sóc sức khỏe sinh sản, đại diện Chi cục Dân số - KHHGĐ cho biết, nhiều năm qua đây là đối tượng ngành dân số rất khó tiếp cận. Tuy nhiên, Chi cục Dân số - KHHGĐ cũng đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông tại các khu nhà trọ vào ngày nghỉ, ngoài giờ làm, thậm chí là các buổi tối tới nữ công nhân lao động. Về hình thức cung cấp dịch vụ, các đơn vị đã phối hợp với tổ chức Công đoàn xây dựng mô hình dân cư đặc thù; trực tiếp xuống cơ sở, phát tờ rơi, khám sức khỏe cho đối tượng này. Nhờ đó nhận thức của nữ công nhân cũng dần được nâng cao; góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, dự phòng vô sinh.

Thông tin thêm về nâng cao chất lượng dân số, hoạt động chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân cũng đã được ngành dân số Thủ đô triển khai trong thời gian dài với đa dạng hoạt động; chia ra các đối tượng và lứa tuổi cụ thể. Danh mục khám sức khỏe tiền hôn nhân đã có theo quy định của Bộ Y tế. Từ hiệu quả của các mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân thời gian qua sẽ tiếp tục nhân rộng, liên kết với các trường học, đoàn thanh niên nhằm nâng cao nhận thức về tác hại, hệ lụy; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Liên quan đến hoạt động tầm soát, sàng lọc một số bệnh trước sinh và sơ sinh, Chi cục Dân số - KHHGĐ cũng đang triển khai tập trung tuyên truyền, vận động, tư vấn từ tuyến xã, huyện. Thành phố cũng đã thành lập trung tâm sàng lọc một số bệnh trước sinh và sơ sinh đặt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phấn đấu năm 2022 sẽ có 86% trẻ sinh ra được sàng lọc bệnh tật...

Phương Ngân

Nên xem

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành và gắn biển Cung thiếu nhi Hà Nội. Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

Doanh nghiệp có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước

(LĐTĐ) Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

Cận cảnh vẻ hiện đại của Cung thiếu nhi Hà Nội vừa được khành thành

(LĐTĐ) Cung thiếu nhi Hà Nội có tổng mức đầu tư theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội là 1.376,4 tỷ đồng. Sau 54 tháng thi công, dự kiến chi phí quyết toán dự án là 1.150 tỷ đồng (tiết kiệm trên 10% chi phí đầu tư). Đây là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lên đường dự khóa họp Đại hội đồng LHQ và thăm Cuba

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng LHQ Khóa 79, làm việc tại Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba.
Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

Công đoàn Trường Tiểu học Khương Mai chung tay ủng hộ đồng bào bị bão lũ

(LĐTĐ) Cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh và học sinh Trường Tiểu học Khương Mai đã tích cực hưởng ứng cuộc vận động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3, kết quả, toàn trường đã quyên góp được hơn 281 triệu đồng và nhiều hiện vật.
Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

Tăng cường bảo mật cho Windows: Cách bảo vệ máy tính của bạn khỏi các cuộc tấn công

(LĐTĐ) Microsoft đã đầu tư rất nhiều vào việc tăng cường bảo mật cho Windows. Tường lửa, chương trình diệt vi-rút được kích hoạt tự động, nhiều chức năng bảo mật khác nhau để bảo vệ chống lại vi-rút khởi động và nhiều chức năng khác giúp đảm bảo tin tặc và phần mềm độc hại không thể dễ dàng chiếm đoạt PC chạy Windows.
Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

Từ đêm nay (21/9), miền Bắc đón không khí lạnh đầu mùa

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng đêm nay 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ.

Tin khác

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

Chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết tại Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 20/9, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức ra mắt và triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản cho trẻ em từ 4 tuổi và người lớn tại gần 200 trung tâm hiện đại trên toàn quốc.
Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

Chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 4

(LĐTĐ) Bộ Y tế yêu cầu tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân...
Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

Bổ sung hơn 424 tỷ đồng để thực hiện tiêm chủng mở rộng

(LĐTĐ) Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền 424,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

Tiếp nhận 2.077 đơn vị máu trong ngày hội Trung thu cho em 2024

(LĐTĐ) Trong 3 ngày liên tiếp từ 12-14/9, ngày hội hiến máu Trung thu cho em 2024 đã tiếp nhận 2.077 đơn vị máu từ người dân Thủ đô.
VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

VNVC tiêm miễn phí gần 200 trẻ trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi

(LĐTĐ) Chỉ trong ngày đầu triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi tăng cường của Thành phố Hồ Chí Minh, 39 Trung tâm tiêm chủng VNVC đã tiêm miễn phí cho gần 200 trẻ từ 1-10 tuổi, bên cạnh đó là gần 1.000 mũi vắc xin dịch vụ có thành phần chống sởi.
Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

Gia tăng bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore nhập viện

(LĐTĐ) Bệnh whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh whitmore có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%.
Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

Không thu viện phí các khoản không được BHYT thanh toán với nạn nhân bị bão lũ

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị các cơ sở y tế không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đối với nạn nhân bị thương do bão lũ gây ra.
Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

Không chủ quan với bệnh da liễu mùa mưa, bão

(LĐTĐ) Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Bởi vậy, khi mưa lũ rút, người dân đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, bao gồm các bệnh đường hô hấp, truyền nhiễm, tiêu hóa... đặc biệt là các bệnh về da liễu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm, động viên người dân vùng lũ Yên Bái

(LĐTĐ) Vừa qua, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác đã đến xã Việt Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái trao quà cho người dân nơi đây.
Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

Phẫu thuật vi phẫu cứu sống bệnh nhân bị ung thư lưỡi

(LĐTĐ) Đau lưỡi lâu ngày và tự uống thuốc không đỡ, bệnh nhân đi khám và được phát hiện ung thư bờ lưỡi nguy hiểm. Để điều trị, phương pháp tối ưu là cắt bỏ toàn bộ vị trí khối u và các vùng có liên quan, sau đó tạo hình lưỡi bằng vạt vi phẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động