Hà Nội: Tuyên truyền pháp luật hiệu quả qua tổ chức các cuộc thi, hội thi

Trong 10 năm qua, toàn thành phố Hà Nội đã tổ chức, hưởng ứng 3.850 cuộc thi, với 12.661.360 người tham gia các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật.
Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa ứng xử trên xe buýt Chú trọng tuyên truyền pháp luật qua giải quyết khiếu nại, tiếp dân

Đây là một trong những kết quả nổi bật trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, tổ chức các cuộc thi, hưởng ứng hội thi là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật đặc biệt có hiệu quả, có sức hấp dẫn, lan tỏa lớn.

Vì vậy, trong 10 năm qua, các ngành, các cấp của Thành phố đã tích cực tổ chức nhiều Cuộc thi tìm hiểu pháp luật và hưởng ứng tham gia các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật do Bộ Tư pháp và các bộ, ngành tổ chức.

Hà Nội: Tuyên truyền pháp luật hiệu quả qua tổ chức các cuộc thi, hội thi
Cuộc thi Hòa giải viên giỏi do UBND Thành phố tổ chức năm 2019

Thành phố Hà Nội đã đạt giải cao trong các cuộc thi do Bộ Tư pháp phát động như: Đạt giải A cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2015; giải Nhất cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” năm 2015; giải Đặc biệt cuộc thi “Hòa giải viên giỏi toàn quốc” năm 2016.

Hà Nội cũng là đơn vị đứng thứ nhất cả nước về số lượng người tham gia dự thi cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật dành cho học sinh trung học phổ thông năm 2017, đứng thứ nhất cả nước về số lượng người tham gia dự thi cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2021.

Bên cạnh đó, các cuộc thi được Thành phố tổ chức được triển khai dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như thi viết trên giấy, thi viết trên mạng, thi sân khấu hóa, thi trực tuyến, thi bằng hình thức xây dựng video... thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, người lao động, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn Thành phố tham gia.

”Đây thực sự là mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, tạo thành phong trào tìm hiểu pháp luật sâu, rộng trên địa bàn Thủ đô và trở thành đợt sinh hoạt chính trị, pháp lý của Thành phố trong hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam”, Báo cáo của UBND Thành phố cho biết.

Trong đó, cuộc thi “Tìm hiểu Luật xử lý vi phạm hành chính” năm 2013 thu hút 212.728 người tham gia; cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” năm 2014, 2015, thu hút 390.984 người tham gia; cuộc thi “Tìm hiểu Bộ luật Dân sự năm 2015” thu hút 420.316 người tham gia; cuộc thi tìm hiểu Bộ luật Hình sự có 924.783 lượt người tham gia...

Hà Nội: Tuyên truyền pháp luật hiệu quả qua tổ chức các cuộc thi, hội thi
Hội thi tuyên truyền Quy tắc ứng xử nơi công cộng năm 2018 của UBND quận Bắc Từ Liêm.

Nhìn chung, các cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật do Thành phố tự tổ chức phát động, hoặc triển khai theo Kế hoạch của Trung ương đều được các cấp, các ngành Thành phố tích cực triển khai rộng khắp. Đồng thời, các cấp, các ngành của Thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về cuộc thi, nên được đông đảo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết đến mục đích, ý nghĩa và tích cực hưởng ứng.

Các cuộc thi trên mạng như “Tìm kiếm giải pháp, sáng kiến nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô góp phần xây dựng Thủ đô trật tự, văn minh” năm 2016; cuộc thi “Người tốt, việc tốt” trong việc thực hiện kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô năm 2017 trên trang thông tin điện tử Tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố... cũng thu hút đông đảo người dân tham gia, thể hiện sự ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

Qua các cuộc thi, nhiều giải pháp, sáng kiến hay đã giúp Thành phố tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân. Nhiều tấm gương “người tổt, việc tốt” trong cuộc thi đã được phát hiện, biểu dương.

Với hình thức thi sân khấu hóa, Thành phố cũng triển khai nhiều cuộc thi như: “Hòa giải viên giỏi”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua, bán người”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”; “An toàn giao thông”; ”Tìm hiểu Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy, chữa cháy”; “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống ma túy”, “Tuyên truyền quy tắc ứng xử nơi công cộng”...

Các cuộc thi được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa có thế mạnh là nội dung, hình thức thể hiện đa dạng, phong phú, đặc biệt các tiết mục trong phần thi năng khiếu được các đội dự thi tự biên, tự diễn rất sáng tạo, hấp dẫn, cuốn hút người xem.

Bên cạnh đó, để phù hợp với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thành phố tổ chức các cuộc thi trực tuyến như cuộc thi “Tìm hiểu dịch vụ công trực tuyến” năm 2019 thu hút 867.418 người tham gia, cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường và quy tắc ứng xử gắn với việc bảo vệ môi trường” năm 2020 có 18.000.000 lượt truy cập, 772.115 lượt người tham gia dự thi, cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 năm 2021 thu hút 1.032.665 người dự thi...

Thực tiễn 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn Hà Nội cho thấy, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật là một hình thức phổ biến pháp luật hiệu quả. Qua đó, góp phần kịp thời đưa pháp luật vào cuộc sống, tạo nên chuyển biến về tình hình tuân thủ pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân Thủ đô, xây dựng người Hà Nội sống và ứng xử có văn hoá pháp lý, văn minh, thanh lịch.

H.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Giá USD thị trường tự do vẫn tăng

Tỷ giá USD hôm nay (22/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 9 đồng, hiện ở mức 24.907 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng trong nước và thế giới cùng tăng “sốc”

Giá vàng hôm nay (22/4): Vàng thế giới phá đỉnh 3.400 USD/ounce. Trong nước, nhà đầu tư lãi đậm sau một tháng mua vào. Trong nước, giá vàng miếng tăng tới 4 triệu đồng/lượng.
Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Nguyên Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng thừa nhận sai phạm

Ngày 21/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 đồng phạm do sai phạm trong việc phê duyệt dự án điện mặt trời, gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.043 tỷ đồng.
Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động